Giáo án tâm lý học đường lớp 1: Bài 5

Giáo án tâm lý học đường lớp 1

VnDoc.com xin gửi đến các thầy cô Giáo án tâm lý học đường lớp 1: Bài 5, hướng dẫn chi tiết các em biết kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ, hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 1 chính xác và hiệu quả.

Giáo án thực hành tâm lý học đường khối 1: Bài 5

CHỦ ĐỀ 5: KHI EM MẮC LỖI

I. MỤC TIÊU:

  • Nhận biết được các hành vi, việc làm có lỗi, hiểu được tâm trạng và cảm xúc khi mắc lỗi
  • Biết cách ứng xử đúng khi mắc lỗi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC;

  • Tranh minh họa trong sách TLHĐ lớp 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kiểm tra bài cũ:

Yêu cầu học sinh trả lới câu hỏi:

1. Bạn gái có phản ứng như thế nào khi mẹ không đồng ý mua búp bê?

2. Em có tán thành hành vi của bạn gái không vì sao?

GV nhận xét,đánh giá

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Quan sát tranh

Gv giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm dôi

Em hày quan sát 4 hình trong sách trang 21 và mô tả hành vi các bạn trong tranh

GV chốt nội dung;

Tranh 1: Vứt rác không đúng nơi quy định

Tranh 2: Đi học muộn

Tranh 3: Không chuẩn bị đồ dùng học tập

Tranh 4: Làm ồn trong giờ ôn bài

Đó là nhũng hành vi không đúng không nên làm điều đó làm cho bản thân bị mắc lỗi

Hoạt động 2: Nhận biết

GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân

Em hãy đánh dấu tích vào trong hình mô tả phản ứng của em khi mắc lỗi

GV chốt nội dung: Khi mắc lỗi mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau đó là những phản ứng tự nhiên của con người

Hoạt động 3: Ứng xử

GV yêu cầu học sinh thảo luận trước lớp

Bằng hình thức cho học sinh hỏi đáp các câu hỏi mà GV đưa ra

GV chốt và đưa ra cách ứng xử đúng:

+ Không nói dối và đổ lỗi cho người khác, cần nhận lỗi của mình và lắng nghe lơi nhắc nhở để lần sau không tái phạm

Hoạt động 4: Trải nghiệm

GV cho học sinh thảo luận nhóm mỗi nhóm khoảng 6 học sinh nêu tình huống trong sách và các câu hỏi gợi ý học sinh thảo luận

Tuyên dương những nhóm thực hiện tốt

Rút ra bài học:

Khi mắc lỗi sẽ cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ nhưng không vì thể mà nói dối hoặc đổ lỗi cho người khác cần rút kinh nghiệm cho bản thân để không tái phạm nữa

Nếu thấy bạn mắc lỗi không nên đùa cợt hoặc chế giễu bạn, không kể với bạn khác về lỗi của bạn mình

3. Củng cố dặn dò:

Yêu cầu học sinh nêu bài học kinh nghiệm sau tiết học bằng những câu hỏi gợi ý sau:

Khi vô tình mắc lỗi bạn sẽ ứng xử thế nào?

Có nên cười cợt chế giễu bạn khi bạn mình mắc lỗi không.

HS trả lời – HS nhận xét bổ sung

HS lập nhóm quan sát tranh theo yêu cầu

Đại diện nhóm nêu nội dung từng tranh

HS khác nhận xét bổ sung

HS quan sát tranh đánh dấu tích vào ô tương ứng

HS trình bày trước lớp – HS khác nhận xét những biểu hiện khi mắc lỗi

HS thực hiện hỏi đáp trước lớp các câu hỏi

+Theo bạn khi biết mình đã mắc lỗi,mình có nên nói dối hoặc đổ lỗi cho người khác không vì sao?

HS thảo luận đưa ra câu trả lời – hs khác nhận xét bổ sung

Các nhóm thảo luận về hai tình huống

Trong tranh vè và những câu hỏi gợi ý

bên dưới

Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét bổ sung rút ra bài học

HS trả lời

Giáo án tâm lý học đường lớp 1 hướng dẫn các em học sinh lớp 1 nhận biết được các hành vi, việc làm có lỗi, hiểu được tâm trạng và cảm xúc khi mắc lỗi. Từ đó các em biết cách ứng xử đúng khi mắc lỗi để trở thành một người cư xử đúng mực.

Ngoài Giáo án tâm lý học đường lớp 1: Bài 5 trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán 1Tiếng Việt 1 hơn.

Đánh giá bài viết
1 271
Sắp xếp theo

    Giáo án tâm lý học đường lớp 1

    Xem thêm