Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 1: Tập đọc - Hai bàn tay em

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 1: Tập đọc Hai bàn tay em chuẩn kỹ năng, kiến thức giúp các em học sinh hiểu được cách đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. Đồng thời, hiểu nội dung của bài thơ hai bàn tay em. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

TẬP ĐỌC

HAI BÀN TAY EM

I - MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.

Đọc trôi chảy được tồn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm.

2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa các từ ngữ, hình ảnh trong bài: ấp cạnh lòng, siêng năng, ngời ánh mai, giăng giăng, thủ thỉ,....

Hiểu nội dung bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.

3. Học thuộc lòng bài thơ

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1.

Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Yêu cầu 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung câu truyện.

Nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)

- Hỏi: Em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của chính mình.

- Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe những lời tâm sự, những suy nghĩ của một bạn nhỏ về đôi bàn tay. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về đôi bàn tay? Đôi bàn tay có nét gì đặc biệt, đáng yêu? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ Hai bàn tay em.

- GV ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Luyện đọc (15’)

Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Cách tiến hành:

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu tồn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng đọc như đã nêu ở Mục tiêu.

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2 dòng thơ, đọc từ đầu cho đến hết bài.

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.

* Hướng dẫn đọc từng khổ và giải nghĩa từ khó:

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo từng khổ thơ.

- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc nếu HS không đọc đúng.

- Giải nghĩa các từ khó:

+ Giải nghĩa các từ Siêng năng, giăng giăng theo chú giải của TV3/1. Giảng thêm từ Thủ thỉ.

* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm:

- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu đọc từng khổ thơ theo nhóm.

GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6’)

Mục tiêu:

HS hiểu nội dung của bài.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ nhất và trả lời câu hỏi: Hai bàn tay của em bé được so sánh với cái gì?

- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của em bé qua hình ảnh so sánh trên?

- Hai bàn tay của em bé không chỉ đẹp

mà còn rất đáng yêu và thân thiết với bé. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để thấy được điều này.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? (có thể hỏi: Hai bàn tay rất thân thiết với bé. Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên điều đó?)

* Khi HS trả lời, sau mỗi hình ảnh HS nêu được, GV nên cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu thêm và cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh.

+ Khổ thơ 2: Hình ảnh Hoa áp cạnh lòng.

+ Khổ thơ 3: Tay em bé đánh răng, răng trắng và đẹp như hoa nhài, tay em bé chải tóc, tóc sáng lên nnhư ánh mai.

+ Khổ thơ 4: Tay bé viết chữ làm chữ nở thành hoa trên giấy.

+ Khổ 5: Tay làm người bạn thủ thỉ, tâm tình cùng bé.

- Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?

Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (6’)

Mục tiêu:

HS học thuộc lòng bài thơ.

Cách tiến hành:

- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu HS học thuộc từng đoạn rồi học thuộc cả bài.

- Xố dần nội dung bài thơ trên bảng cho HS đọc thuộc lòng.

- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ (có thể cho HS chỉ tranh minh hoạ, đọc đoạn thơ tương ứng).

- Tuyên dương những HS đã học thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò (3’)

- Hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào.

- Dặn dò HS về nhà học lại cho thuộc lòng bài thơ, tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm.

- Tổng kết bài học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những HS còn yếu cố gắng hơn, nhắc nhở những HS chưa chú ý trong giờ học.

- 2 HS phát biểu ý kiến.

- Nghe GV giới thiệu bài.

- 10 HS tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc từ 2 đến 3 lần như vậy.

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần Mục tiêu.

- Đọc từng khổ trong bài theo hướng dẫn của GV:

- 5 HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt. Đọc khoảng 3 lượt.

- Những HS đọc sai, tập ngắt giọng đúng khi đọc.

Hai bàn tay em /

Như hoa đầu cành //

Hoa hồng hồnh nụ /

Cánh tròn ngón xinh //

+ Đọc chú giải: Đặt câu với từ thủ thỉ. (Đêm đêm mẹ thường thủ thỉ kể chuỵên cho em nghe.)

- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình, sau mỗi bạn đọc các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- HS cả lớp đọc đồng thanh.

- Hai bàn tay của bé được so sánh với nụ hoa hồng, ngón tay xinh như cánh hoa.

- Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu.

- Đọc thầm các khổ thơ còn lại.

- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời:

+ Buổi tối, khi bé ngủ, hai hoa (hai bàn tay) cũng ngủ cùng bé. Hoa thì bên má hoa thì ấp cạnh lòng.

+ Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng chải tóc.

+ Khi bé ngồi học, hai bàn tay siêng năng viết chữ đẹp như hoa nở thành hàng trên giấy.

+ Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay.

- HS phát biểu ý kiến.

+ Thích khổ 1 vì hai bàn tay được tả đẹp như nụ hoa hồng.

+ Thích khổ 2 vì tay và bé luôn ở cạnh nhau, cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết, tình cảm.

+ Thích khổ 3 vì tay bé thật có ích, tay giúp bé đánh răng, chải đầu. Tay làm cho răng bé trắng như hoa nhài, tóc bé sáng như ánh mai.

+ Thích khổ 4 vì tay làm chữ nở hoa đẹp trên giấy.

+ Thích khổ 5 vì tay như người bạn biết tâm tình, thủ thỉ cùng bé.

- Học thuộc lòng bài thơ.

- Thi theo 2 hình thức:

+ HS thi đọc thuộc bài theo cá nhân.

+ Thi đọc đồng thanh theo bàn.

- Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, được chia thành 5 khổ, mỗi khổ có 4 câu.

Đánh giá bài viết
3 3.157
Sắp xếp theo

Giáo án Tiếng Việt 3

Xem thêm