Giáo án Tiếng việt 3 tuần 7: Tập làm văn Nghe - kể: Không nỡ nhìn. Tổ chức cuộc họp

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 7: Tập làm văn Nghe - kể: Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp giúp các em học sinh hiểu được kĩ năng nghe và nói: Nghe kể câu chuyện Không nỡ nhìn, nhớ được nội dung truyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại đúng. Bên cạnh đó, tiếp tục rèn luyện kĩ năng tổ chức cuộc họp. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

TẬP LÀM VĂN

NGHE KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN. TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP

I. MỤC TIÊU

  • Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện Không nỡ nhìn.
  • Rèn kỹ năng tổ chức cuộc họp

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn kể lại buổi đầu đi học em

2. Dạy - học bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng

- Nghe giáo viên giới thiệu bài

Hoạt động 1: Kể lại câu chuyện không nỡ nhìn (14’)

Mục tiêu:

Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện Không Nỡ Nhìn

Cách tiến hành:

- GV kể câu chuyện lần 1

- HS cả lớp theo dõi

- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời

- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện và trả lời câu hỏi.

+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?

Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?

+ Anh ngồi, hai tay ôm mặt.

+ Bà cụ thấy anh vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”

+ Anh trả lời thế nào?

+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ gìa và phụ nữ phải đứng”

- Gv kể lại câu chuyện lần 2

- Nghe kể chuyện

- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện

- 1 Hs kể, cả lớp theo dõi và nhận xét

- Yêu cấu 2 HS ngồi bên cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe

- Làm việc theo cặp

- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện

- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất

- Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?

+ Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ

+ Anh thanh niên ích kỷ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình khôn nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng

+ Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ …

- GV nghe HS trả lời và tổng kết: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các con cần tôn trọng nội qui chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, phụ nữ, người tàn tật…

Hoạt động 2: Tổ chức cuộc họp tổ (13’)

Mục tiêu:

Rèn kỹ năng tổ chức cuộc họp

Cách tiến hành:

a) Tổ chức cuộc họp tổ

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng, HS lớp đọc thầm

- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?

- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý

- Nêu trình tự của một cuộc họp tổ bình thường

- HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết

- Gv nêu lại những điều cẩn chú ý khi tiến hành cuộc họp

b) Tiến hành họp tổ

- Giao cho HS mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đẫ gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ. Chú ý HS đã làm chủ toạ của những lần trước không làm lại.

- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn

- Theo dõi và giúp HS từng tổ

c) Thi tổ chức cuộc họp

- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, giáo viên làm giám khảo

- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuọc họp của từng tổ.

- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả

Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’)

- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp

- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài

Đánh giá bài viết
3 1.370
Sắp xếp theo

    Giáo án Tiếng Việt 3

    Xem thêm