Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 2: Tập làm văn - Kể lại hành động của nhân vật

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 2: Tập làm văn - Kể lại hành động của nhân vật được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em học sinh hiểu được biết hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật và bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhận vật trong một bài văn cụ thể. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

TẬP LÀM VĂN

KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT

I. Mục tiêu:

- Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.

- Biết xây dựng nhân vật với các hành động tiêu biểu.

- Biết cách sắp xếp các hành động của nhân vật theo trình tự thời gian.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Giấy khổ to kẻ sẵn bảng và bút dạ.
  • Bảng phụ ghi câu văn có chỗ chấm để luyện tập.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.

HS 1: Thế nào là kể chuyện?

HS2: Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện?

- Gọi 2 HS đọc bài tập làm thêm

- Nhận xét cho điểm từng HS

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Bài học trước các em đã biết. Vậy khi kể về hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi đó.

b) Nhận xét

Yêu cầu 1:

- Gọi HS đọc truyện

- GV đọc diễn cảm. Chú ý phân biệt lời kể của các nhân vật. Xúc động, giọng buồn khi đọc lời nói: Thưa cô, con không có ba.

Yêu cầu 2:

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, phát giấy và bút dạ cho nhóm trưởng. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu

(Lưu ý HS: Trong truyện có bốn nhân vật: người kể chuyện (tôi), cha người kể chuyện, cậu bé bị điểm không và cô giáo. Các em tập trung tìm hiểu hành động của em bé bị điểm không)

- Thế nào là ghi lại vắt tắt?

- Gọi 2 nhóm dán phiếu và đọc kết quả làm việc trong nhóm

- Các nhóm HS khác nhận xét bổ sung

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng

2 HS trả lời câu hỏi

- 2 HS đọc câu chuyện của mình

- HS lắng nghe

-2 HS đọc khác tiếp nối nhau đọc truyện

- Lắng nghe.

- Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, thảo luận và hoàn thành phiếu.

- Là ghi những nội dung chính, quan trọng

- 2 HS đại diện lên trình bày

- Nhận xét, bổ sung.

Hành động của cậu bé

Ý nghĩa của hành động

Giờ làm bài: không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô (hoặc nộp giấy trắng)

Cậu bé rất trung thực, rất thương cha

Giờ trả bài: Làm thinh khi cô hỏi , mãi sau mới trả lời: “Thưa cô con không có ba” (hoặc: im lặng mãi sau mới nói)

Cậu rất buồn vì hoàn cảnh của mình

Lúc ra về: Khóc khi bạn hỏi: “Sao mày không tả ba của đứa khác? (hoặc: Khóc khi bạn hỏi)

Tâm trạng buồn tủi của cậu vì cậu rất yêu cha mình dù chưa biết mặt

- Qua mỗi hành động của cậu bé bạn nào có thể kể lại câu chuyện?

- Giảng: Tình cha con là một tình cảm tự nhiên, rất thiêng liêng . Hình ảnh cậu bé khóc khi bạn hỏi sao không tả ba của người khác đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực tâm trạng buồn tủi ví mất cha của cậu bé .

Yêu cầu 3:

- Các hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào? Lấy dẫn chứng cụ thể để minh hoạ?

- Em có nhận xét gì về thứ tự kể các hành động nói trên?

- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì?

- GV nhắc lại ý đúng và giảng thêm: Hành động tiểu biểu là hành động quan trọng nhất trong một chuỗi hành động của nhân vật. Ví dụ: Khi nộp giấy trắng cho c, cậu bé có thể có hành động cầm tờ giấy, đứng lên và ra khỏi bà, đi về phía cô giáo … Nếu kể tất cả các hành động như vậy, lời kể sẽ dài dòng không cần thiết.

c) Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ

- Em hãy lấy VD chứng tỏ khi kể chuyện chỉ kể lại những hành động tiêu biểu và các hành động nào xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau

d) Luyện tập

- Gọi HS đọc bài tập

- Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập

- Yêu cầu 2 HS lên bảng thi gắn tên nhân vật phù hợp với hành động

- Có thể gợi ý cho HS hỏi lại bạn: Tại sao bạn lại ghép tên Sẻ vào câu 1?

- Nhận xét, tuyên dương HS ghép đúng tên và trả lời đúng, rõ ràng câu hỏi của các bạn.

- Yêu cầu HS thảo luận và sắp xếp các hành động thành một câu chuyện.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn và đưa ra kết luận đúng.

- Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp.

Nội dung truyện:

Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. Thế là hằng ngày, Sẻ nằm trong tổ ăn hạt. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi. Gió đưa những hạt kê từ trong hộp bay ra. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy. Chích bèn gói cẩn thận những hạt còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình. Chích vui vẻ chia vho Sẻ một nửa. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ: “Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ viết lại câu truyện chim Sẻ và chim Chích và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS kể:

* Trong bài làm văn cậu bé nộp giấytrắng cho cô giáo vì ba cậu đã mất, cậu không thể bịa ra cảnh ba ngồi đọc báo để tả

* Khi trả bài cậu bé lặng thinh, mãi sau mới trả lời cô giáo vì cậu xúc động. Cậu bé rất yêu cha, cậu tủi thân vì không có cha, cậu mà không thể trả lời ngay là ba cậu đã mất.

* Lúc ra về, cậu bé khóc khi bạn cậu hỏi sao không tả ba của đứa khác. Cậu không thể mượn ba của bạn làm ba của mình vì cậu rất yêu ba cho dù cậu chưa biết mặt.

- HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có kết luận chính xác.

- Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.

- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý kể lại các hành động của nhân vật.

- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần ghi nhớ.

- 2 HS kể vắn tắt truyện các em đã từng đọc hay nghe kể

- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài tập

- .. điền đúng tên nhân vật: Chích hoặc Sẻ vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện.

- Thảo luận cặp đôi.

- 2 HS thi làm nhanh trên bảng.

- Hỏi và trả lời.

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.

- Các hành động xếp lại theo thứ tự: 1 - 5 -2 – 4 – 7 – 3 – 6 – 8 – 9.

- 3 – 5 HS kể lại câu chuyện.

Đánh giá bài viết
3 2.957
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử Tập làm văn 4

Xem thêm