Giáo án Tiếng việt 5 tuần 2 bài: Lương Ngọc Quyến. Cấu tạo của phần vần

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 2 bài: Lương Ngọc Quyên. Cấu tạo của phần vần giúp học sinh nắm vững nội dung bài học về bài chính tả Lương Ngọc Quyến. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Bên cạnh đó, cũng giúp các em chép đúng tiếng, vần vào mô hình. Mời các thầy cô cùng tham khảo giảng dạy.

Chính tả

Nghe - viết: Lương Ngọc Quyến

Cấu tạo của phần vần

I. Mục tiêu

1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.

2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.

II. Đồ dùng dạy - học

- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong Bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi hai HS lên bảng lớp yêu cầu nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh, ng/ngh, c/k và viết các từ: ghê gớm, bát ngát, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến,...

- Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp viết các từ ngữ vào giấy nháp.

- GV nhận xét bài viết của HS trên bảng.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trong giờ Chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết bài chính tả Lương Ngọc Quyến và làm các bài tập chính tả để nắm được về mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng, vần vào mô hình.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS nghe - viết

a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn

- GV đọc bài chính tả trong SGK. GV chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.

- HS lắng nghe và theo dõi trong SGK.

- GV nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến: giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất của Lương Ngọc Quyến; tên ông được đặt cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố ở nước ta.

- HS lắng nghe.

b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả

- Yêu cầu HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.

- HS nêu: Những từ khó viết: mưu, khoét, xích sắt,...

- GV đọc cho HS viết các từ vừa tìm được.

- Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- Sau khi HS viết xong, GV hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn trên bảng và đọc lại các từ đó.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

c) Viết chính tả

- GV nhắc HS: gấp SGK, chú ý ngồi viết đúng tư thế; ghi tên bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li; viết hoa các tên riêng có trong bài,...

- HS lắng nghe.

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc không quá 2 lượt.

- HS lắng nghe và viết bài.

d) Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

- HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.

- GV chấm nhanh từ 5 -7 bài của HS và nhận xét bài viết của các em.

- Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối chiếu với SGK để sửa những lỗi sai.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 2

- Gọi HS đọc to yêu cầu bài tập.

- Một HS đọc to trước lớp. HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.

- HS làm bài vào giấy nháp (hoặc vở bài tập), sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn.

- Gọi HS trình bày, nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

- HS lần lượt trình bày kết quả. Cả lớp theo dõi, nhận xét cho đến khi có kết quả đúng:

a) Trạng (ạng), nguyên (uyên), Nguyễn (uyên), Hiền (iên), khoa (oa), thi (i).

b) Làng (ang), Mộ (ô), Trạch (ạch), huyện (uyên), Cẩm (âm), Bình (inh).

Bài tập 3

- Gọi một HS đọc to yêu cầu của bài.

- Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS tự làm bài. GV dán ba tờ phiếu lên bảng, mời ba HS lên bảng thi làm bài nhanh.

- HS làm bài vào vở. Ba HS làm bài vào phiếu trên bảng.

- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc bài của mình.

- Nhiều HS đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng (nếu sai) và chốt lại lời giải đúng.

HS nhận xét, chữa bài (nếu sai) trên bảng.

Tiếng

Vần

âm đệm

âm chính

âm cuối

trạng

a

ng

nguyên

u

n

Nguyễn

u

n

Hiền

n

khoa

o

a

thi

i

làng

a

ng

Mộ

ô

Trạch

a

ch

huyện

u

n

Cẩm

â

m

Bình

i

nh

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà tập viết lại những lỗi hay viết sai chính tả.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đánh giá bài viết
1 1.191
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử Chính tả 5

Xem thêm