Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 6: Kể chuyện - Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 6: Kể chuyện - Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia giúp các em hiểu được câu chuyện đã chứng kiến, tham gia đúng với yêu cầu của đề bài; kể chuyện một cách tự nhiên và chân thực. Đồng thời, biết chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU

1. Rèn kĩ năng nói:

- HS kể lại được rõ ràng, tự nhiên, chân thực một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, hoặc nói về một nước mà HS biết qua truyền hình, phim ảnh,...

2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, hiểu được nội dung ý nghĩa câu chuyện bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy - học

- Một số tranh ảnh... nói về tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước, hoặc tranh ảnh về các nước để gợi ý cho HS tìm câu chuyện kể.

- Bảng phụ ghi sẵn hai phương án kể chuyện:

+ Phương án 1: giới thiệu câu chuyện. Kể diễn biến câu chuyện, nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện đó.

+ Phương án 2: giới thiệu về một nước mà em định nói. Kể những điều mà em biết về nước đó, em thích nhất điều gì ở nước đó.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS lên kể lại chuyện các em đã được nghe hoặc được đọc về chủ điểm Hòa bình và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.

- Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- GV nhận xét, cho điểm.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Có rất nhiều chuyện xảy ra xung quanh chúng ta nói về tấm lòng yêu chuộng hòa bình và hữu nghị của nhân dân ta. Chúng ta muốn làm bạn với nhân dân tất cả các nước. Tiết học hôm nay, các em sẽ thi nhau kể về những việc chính các em đã làm, hoặc chứng kiến tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, hoặc nói về một đất nước mà các em biết qua phim ảnh, truyền hình.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện

a) Tìm hiểu đề bài

- GV gọi HS đọc đầu bài GV đã viết sẵn trên bảng.

- Một HS đọc to đề bài, cả lớp đọc thầm.

1. Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

2. Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh,...

- GV hỏi HS:

+ Đề bài 1 yêu cầu chúng ta kể một câu chuyện với nội dung gì?

+ Những câu chuyện đó có ở đâu?

- HS trả lời:

+ Nội dung nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.

+ Những câu chuyện đó em được tận mắt chứng kiến; hoặc chính em đã làm.

+ Đề bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Yêu cầu chúng ta nói về một đất nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh,...

- GV nghe HS trả lời và gạch dưới những từ ngữ cần chú ý (như trên).

- GV gọi HS đọc gợi ý trong sgk.

- Hai HS đọc nối tiếp hai gợi ý trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo dừi bạn đọc và suy nghĩ về câu chuyện định kể.

- Ngoài những việc làm ở gợi ý 1 các em còn thấy có những việc làm nào nữa thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước?

- HS trao đổi.

- GV hỏi HS về các câu chuyện hoặc đất nước mà các em định kể.

- HS lần lượt giới thiệu câu chuyện hoặc đất nước mà các em sẽ kể.

- GV dán lên bảng 2 phương án kể chuyện (viết trên bảng phụ hoặc giấy khổ rộng) và hướng dẫn các em có thể kể theo hai cách: Kể một câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối. Hoặc, nói về một đất nước mà em biết (không kể thành chuyện).

- HS nghe, suy nghĩ, lựa chọn kể chuyện theo một trong hai phương ỏn đó nờu, lập dàn ý sơ bộ để chuẩn bị cho việc kể chuyện của mình.

- GV nhắc HS chú ý: Loại bài kể chuyện tham gia hoặc chứng kiến phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). Nếu kể câu chuyện trực tiếp tham gia chính em cũng là một nhân vật trong chuyện ấy. Các em cần tôn trọng bạn không nên cho rằng câu chuyện bạn kể chưa hay bằng câu chuyện của mình.

- HS lắng nghe và thực hiện theo yờu cầu của GV.

b) Thực hành kể chuyện

- GV cho HS kể chuyện theo nhóm đôi, đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý về nội dung, lời kể cho từng HS.

- HS kể chuyện theo nhúm. Hai HS quay lại với nhau kể cho nhau nghe câu chuyện mà mình chứng kiến hoặc tham gia. Sau khi kể, HS có thể nói những câu hỏi trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, tình cảm, thái độ,.... của bản thân đối với người mà mình kể.

- GV gọi những HS xung phong thi kể chuyện trước lớp nêu tên những câu chuyện mà các em định kể, GV kết hợp ghi bảng.

- HS tham gia thi kể chuyện lần lượt nêu tên câu chuyện mình định kể để lớp ghi nhớ khi bình chọn.

- Trước khi thi kể GV dán lên bảng tiêu chí đánh giá bài kể đã chuẩn bị sẵn gọi HS đọc lại.

- HS đọc câu chuyện đánh giá:

+ Nội dung kể có phù hợp với đề bài không?

+ Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không?

- GV yêu cầu HS kể và ghi tên HS tham gia thi kể, tên câu chuyện của HS đó kể lên bảng để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.

- HS có thể đứng tại chỗ hoặc lên bảng để kể nối tiếp nhau. Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn và của cô giáo. Ví dụ:

+ Câu chuyện bạn kể nói lên điều gì?

+ Việc làm đó đó thể hiện điều gì?

+ Bạn kể câu chuyện này nhằm mục đích gì?....

- GV yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện thú vị nhất, bạn kể hay nhất và bạn đặt câu hỏi hay nhất trong tiết học

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện của mình cho người thân nghe hoặc viết nội dung những câu chuyện đó vào vở.

- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đánh giá bài viết
1 2.030
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử Tiếng việt 5

Xem thêm