Giáo án Tin học 8 bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

Giáo án Tin học 8 bài 1

Giáo án Tin học 8 bài 1: Máy tính và chương trình máy tính có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn.

Tuần: 1

Tiết: 1

BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
  • Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
  • Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
  • Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
  • Biết vai trò của chương trình dịch.

2. Kĩ năng: Phát hiện và lấy ví dụ minh họa.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, có ý chí và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

* Giáo viên giới thiệu chương trình học môn tin của lớp 8.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (7’) Tìm hiểu con người ra lệnh cho máy tính như thế nào.

+ GV: Đặt vấn đề: làm thế nào để con người có thể điều khiển và sử dụng được máy tính.

+ GV: Giới thiệu cho HS về cách mà con người ra lệnh cho máy tính thực hiện.

+ GV: Đưa ra các ví dụ để minh họa cho việc điều khiển máy tính của con người.

+ GV: Yêu cầu một số học sinh tìm thêm các ví dụ khác.

+ GV: Em có nhận xét gì về con người điều khiển máy tính.

+ HS: Trả lời các ý tưởng mà các em có thể suy nghĩ ra được.

+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe bài giảng và hiểu về cách điều khiển máy tính của con người.

+ HS: Tìm hiểu thêm các ví dụ khác đã được học trong chương trình tin 6, 7.

+ HS: Đưa ra thêm các ví dụ khác theo sự hướng dẫn.

+ HS: Máy tính hoạt động là phụ thuộc sự điều khiển của con người.

1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào.

- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thông qua lệnh.

Hoạt động 2: (7’) Tìm hiểu về ví dụ: Rô-bốt nhặt rác.

+ GV: Giải thích và thuyết trình về hoạt động của Rô-bốt.

+ GV: Tư ví dụ trên rút ra cách máy tính làm việc.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung của phần 2 bài học.

+ HS: Chú ý lắng nghe và tìm hiểu thêm về Rô-bốt.

+ HS: Biết được quá trình hoạt động của máy tính điện tử.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe tìm hiểu thêm về máy tính điện tử.

2. Ví dụ: Rô-bốt nhặc rác

- Xem SGK.

Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu về viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.

+ GV: Đặt vấn đề máy tính hoạt động như thế nào?

+ GV: Tương tự để điều khiển máy tính các em phải làm gì?

+ GV: Như vậy theo em chương trình là gì?

+ GV: Giới thiệu cho HS về cách viết chương trình cho máy tính.

+ GV: Vậy theo em tại sao cần viết chương trình?

+ GV: Yêu cầu một số HS trình bày nội dung câu hỏi.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Trả lời theo suy nghĩ của các em bất chợt nghĩ ra.

+ HS: Để điều khiển máy tính làm việc, chúng ta cần phải viết chương trình máy tính.

+ HS: Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

+ HS: Chú ý lắng nghe bài giảng → hiểu về cách hoạt động.

+ HS: Viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả.

+ HS: Thực hiện ghi bài.

3. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.

- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

Hoạt động 4: (15’) Tìm hiểu về chương trình và ngôn ngữ lập trình.

+ GV: Thông tin được biểu diễn trong máy tính dưới dạng gì?

+ GV: Nhận xét các dãy bit là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính, được gọi là ngôn ngữ máy.

+ GV: Theo em máy tính có thể hiểu trực tiếp tiếng Việt như ví dụ trước được hay không?

+ GV: Em có nhận xét gì khi viết chương trình bằng ngôn ngữ máy gồm dãy bit 0 và 1 sẽ như thế nào?

+ GV: Từ những vấn đề đã được tìm hiểu trên em hãy cho biết ngôn ngữ lập trình là gì?

+ GV: Vậy chức năng của ngôn ngữ lập trình là gì?

+ GV: Đưa ra lưu ý cho HS.

+ GV: Trình bày hai bước tạo ra chương trình máy tính.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại hai bước tạo ra chương trình máy tính.

+ GV: Đưa ra các ví dụ cho HS quan sát.

+ HS: Thông tin máy tính được chuyển đổi thành dạng dãy bit.

+ HS: Trật tự, tập trung nghe giảng hiểu được ngôn ngữ máy là dãy bit chỉ gồm các số 0 và 1.

+ HS: Máy tính không thể hiểu trực tiếp ngôn ngữ tiếng Việt, máy tính chỉ hiểu ngôn ngữ máy.

+ HS: Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức.

+ HS: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

+ HS: Ngôn ngữ lập trình là công cụ giúp tạo ra các chương trình máy tính.

+ HS: Tập trung chú ý nghe giảng.

+ HS: Nghiên cứu SGK và trình bày theo yêu cầu.

+ GV: Nhắc lại hai bước tạo ra chương trình máy tính.

+ HS: Quan sát ví dụ của GV để hiểu thêm bài học.

4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình.

- Ngôn ngữ máy là các dãy bit.

- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình.

- Chương trình dịch là chương trình chuyển đổi sang ngôn ngữ máy.

- Chương trình soạn thảo, chương trình dịch, các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào một phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

4. Củng cố: (2’)

  • Củng cố nội dung trọng tâm của bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem lại bài đã học. Đọc và tìm hiểu bài tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...........................................................................................................................................................

Đánh giá bài viết
1 1.228
Sắp xếp theo

    Giáo án tin học 8

    Xem thêm