Giáo án Tin học 8 bài 9: Làm việc với dãy số theo Công văn 5512

Giáo án Tin học 8 bài 9: Làm việc với dãy số

Giáo án Tin học 8 bài 9: Làm việc với dãy số theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Tin học 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

I.Mục đích

1.Kiến thức

* Biết được khái niệm mảng một chiều

* Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.

2.Kĩ năng

* Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.

3.Thái độ

* HS có thái độ ham hiểu biết, học hỏi.

1. Định hướng phát triển năng lực: năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

PHƯƠNG PHÁP:

* Giảng giải, vấn đáp, trực quan.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án

- Đồ dùng dạy học

2. Học sinh:

- Đọc trước « Làm việc với dãy số »

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Ổn định tổ chức lớp

Kiểm tra bài cũ

?Viết cú pháp câu lệnh điều kiện, câu lệnh lặp với số lần biết trước và chưa biết trước?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

NỘI DUNG, YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Dãy số và biến mảng

GV: Đưa ví dụ 1 SGK để giới thiệu cho học sinh cách sử dụng biến mảng như thế nào

GV: Phân tích bài toán để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề

GV: Để khai báo biến cho 32 học sinh trong lớp thì làm thế nào?

GV: có bao nhiêu lệnh để nhập điểm vào?

GV: để giải quyết các vấn đề trên chúng ta cần có dữ liệu gì:

GV: Việc sắp xếp thứ tự như thế nào?

GV: Giá trị của mảng như thế nào?

1. Dãy số và biến mảng

Ví dụ 1. Trong Pascal ta cần nhiều câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu dạng sau đây, mỗi câu lệnh tương ứng với điểm của một học sinh:

HS: Khai báo cho 32 học sinh

Var Diem_1, Diem_2, Diem_3,… : real;

HS: 32 lần nhập

Read(Diem_1); Read(Diem_2), Read(Diem_3);

Nếu số học sinh trong lớp càng nhiều thì đoạn khai báo và đọc dữ liệu trong chương trình càng dài.

Giả sử chúng ta có thể lưu nhiều dữ liệu có liên quan với nhau (như Diem_1, Diem_2, Diem_3,... ở trên) bằng một biến duy nhất và đánh "số thứ tự" cho các giá trị đó, ta có thể sử dụng quy luật tăng hay giảm của "số thứ tự" và một vài câu lệnh lặp để xử lí dữ liệu một cách đơn giản hơn, chẳng hạn:

- Với i = 1 đến 50: hãy nhập Diem_i;

- Với i = 1 đến 50: hãy so sánh Max với Diem_i;

Để giúp giải quyết các vấn đề trên, một kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng.

HS: Bằng cách gán gán cho mỗi phần tử 1 chỉ số

Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số:

Hình 40

Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.

Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số (số nguyên, hoặc số thực) có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.

Tài liệu còn nhiều mời quý thầy cô tải về để xem trọn nội dung

Bài tiếp theo:

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các Giáo án Tin học 8 bài 9: Làm việc với dãy số theo Công văn 5512. Hy vọng với tài liệu này giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Đánh giá bài viết
1 496
Sắp xếp theo

    Giáo án tin học 8

    Xem thêm