Giáo án Tin học 9 bài 11: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp theo)

Giáo án Tin học 9 bài 11

Giáo án Tin học 9 bài 11: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp theo) là mẫu giáo án lớp 9 chất lượng tham khảo giúp học sinh nắm bắt bài học Tin học nhanh chóng, giáo viên có mẫu giáo án điện tử Tin học 9 để biên soạn bài giảng hay, sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức, thực hành ứng dụng nhanh chóng các bài đã học.

Tuần 25

Tiết: 49

BÀI 11: TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.

2. Kĩ năng: Thực hiện được thao tác tạo hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

9A1:……………………………………………………………………………

9A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Em hãy thực hiện các thao tác tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu?

Câu 2: Em hãy thực hiện các thao tác tạo hiệu ứng (4 hiệu ứng) cho các đối tượng trên trang chiếu?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (23’) Tìm hiểu sử dụng các hiệu ứng động.

+ GV: Đưa ra ví dụ minh họa về các bài trình chiếu cùng một nội dung yêu cầu HS nhận xét khi bài không có hiệu ứng và bài có hiệu ứng.

+ GV: Nhận xét về các ví dụ đưa ra cho HS nắm bắt.

+ GV: Các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu như thế nào?

+ GV: Yêu cầu các em dựa trên các ví dụ đã xem trả lời câu hỏi.

+ GV: Nhận xét chốt ý về lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động.

+ GV: Đưa ra ví dụ về một số bài trình chiếu sử dụng hợp lý hiệu ứng động và một số bài lạm dụng hiệu ứng động, yêu cầu HS nhận xét.

+ GV: Yêu cầu một số HS nhận xét và giải thích.

+ GV: Nhận xét câu trả lời của HS và giải thích cho HS hiểu.

+ GV: Nếu sử dụng quá nhiều hiệu ứng trong bài trình chiếu sẽ gây tác động như thế nào?

+ GV: Khi thực hiện sử dụng hiệu ứng động các em cần thực hiện những lưu ý gì?

+ GV: Chốt các nội dung lưu ý cho các em.

+ HS: Chú ý quan sát các bài trình chiếu GV đưa ra và cho nhận xét bài trình chiếu có hiệu ứng động hấp dẫn sinh động hơn so với bài trình chiếu không có hiệu ứng động.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.

+ HS: Giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.

+ HS: Rút ra kết luận thông qua các ví dụ của GV.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.

+ HS: Việc sử dụng hợp lý các hiệu ứng động giúp cho việc trình bày bài trình chiếu thuận lợi hơn, khi lạm dụng hiệu ứng động sẽ gây ra các tác dụng ngược lại không hợp lý khi trình bày.

+ HS: Nhận xét về các ví dụ và giải thích nhận xét.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu nội dung bài học.

+ HS: Có thể không giúp đạt mục tiêu làm sinh động và hấp dẫn mà có thể gây ra tác dụng ngược lại.

+ HS: Cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp nội dung trang chiếu rõ ràng và hiểu quả hơn không.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu bài.

3. Sử dụng các hiệu ứng động.

- Cần lưu ý, các hiệu ứng động chỉ là công cụ phục vụ cho truyền đạt nội dung.

Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.

+ GV: Đưa ra một số ví dụ về các sản phẩm cùng nội dung nhưng được trình bày khác nhau.

+ GV: Theo các em sản phẩm nào trình bày dễ hiểu hơn.

+ GV: Thuyết trình cho HS để có sản phẩm đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất.

+ GV: Hướng dẫn HS một số gợi ý khi thực hiện bài trình chiếu.

+ GV: Cho HS thực hiện một bài tập nhỏ thông qua các gợi ý của GV để hiểu cách làm một bài trình chiếu.

+ GV: Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ GV: Góp ý các nội dung thảo luận của nhóm đã làm.

+ GV: Trình chiếu một số bài tốt và một số bài có những lỗi cơ bản và yêu cầu HS chỉ ra các lỗi.

+ GV: Yêu cầu các em lần lượt tìm ra các lỗi trong bài.

+ GV: Nhận xét và giải thích các lỗi có trong bài trình chiếu.

+ GV: Diễn giải cho HS một số nội dung khi tạo trang chiếu cần tránh.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Tập trung chú ý quan sát các ví dụ mà GV đưa ra.

+ HS: Sản phẩn trình bày dễ hiểu khi được trình bày đẹp có ý tưởng tốt, đơn giản, ...

+ HS: Ghi nhớ rằng để sản phẩm đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.

+ HS: Thực hiện theo nhóm nhỏ làm theo các yêu cầu của GV đưa ra làm bài.

+ HS: Trình bày theo nhóm kết quả thực hiện.

+ HS: Tập trung và ghi nhớ các nội dung thiếu sót.

+ HS: Các lỗi chính tả, sử dụng cỡ chữ quá nhỏ, quá nhiều nội dung trên một trang chiếu, màu nền và màu chữ khó phân biệt.

+ HS: Chú ý quan sát và trả lời.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.

+ HS: Tâp trung chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Ghi nhớ bài học.

4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.

- Để có “sản phẩm” đẹp, phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn lại các thao tác đã học, xem trước nội dung bài thực hành.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.............................................................................................................................................................

Đánh giá bài viết
1 1.197
Sắp xếp theo

    Giáo án tin học 9

    Xem thêm