Giáo án Tin học 9 bài 6: Tin học và xã hội (Tiếp theo)

Giáo án Tin học 9 bài 6

Giáo án Tin học 9 bài 6: Tin học và xã hội (Tiếp theo) là mẫu giáo án lớp 9 chất lượng tham khảo giúp học sinh nắm bắt bài học Tin học nhanh chóng, giáo viên có mẫu giáo án điện tử Tin học 9 để biên soạn bài giảng hay, sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức, thực hành ứng dụng nhanh chóng các bài đã học.

Tuần: 13

Tiết: 26

BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
  • Biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng: Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hóa cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

9A1:……………………………………………………………………………

9A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Thông qua nội dung bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (25’) Tìm hiểu vấn đề kinh tế trí thức và xã hội tin học hóa.

+ GV: Cho HS khởi động bằng trò chơi ô chữ.

+ GV: Nhận xét kết luận.

* Tin học và kinh tế tri thức.

+ GV: Theo em hiểu nền kinh tế tri thức là gì?

+ GV: Gọi một số HS trình bày nội dung theo yêu cầu.

+ GV: Cho HS thảo luận nhóm để phân biệt giữa các loài hình kinh tế.

+ GV: Em có thể đưa ra một loại hình về kinh tế tri thức mang đặc thù môn học em đang học.

+ GV: Trí thức có yếu tố như thế nào trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay.

+ GV: Đưa ra các ví dụ minh họa phân tích cho HS thấy được tầm ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức.

+ GV: Đặt vấn đề các nước lớn, giàu mạnh nhờ vào yếu tố nào?

+ GV: Đâu là cơ sở của sự ra đời và phát triển nền kinh tế tri thức?

* Xã hội hóa tin học.

+ GV: Cho HS quan sát đoạn phim trả lời các yêu cầu.

+ GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trình bày các nội dung sau:

+ GV: Theo em thế nào là xã hội tin học hóa?

+ GV: Thông tin trong xã hội tin học hóa được truyền đi dựa vào đâu?

+ GV: Tri thức trong xã hội tin học hóa có ưu điểm gì?

+ GV: Đâu là tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế tri thức?

+ GV: Việc ứng dụng tin học giúp ích gì cho công việc lao động?

+ HS: Trả lời các nội dung câu hỏi trong ô chữ.

+ HS: Đọc thông tin SGK.

+ HS: Là nền kinh tế trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần.

+ HS: Thảo luận nhóm và trình bày vào phiếu học tập.

+ HS: Đó là ngành công nghệ thông tin.

+ HS: Tri thức đã thực sự trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống – quan trọng hơn cả các yếu tố đất đai, tư liệu sản xuất hay lao động.

+ HS: Biết được nền kinh tế tri thức dựa vào thanh tựu của khoa học kỹ thuật.

+ HS: Các nước lơn giàu mạnh nhờ vào tri thức, thay vì các yếu tố khác.

+ HS: Tin học và máy tính là cơ sở ra đời và phát triển nền kinh tế tri thức.

+ HS: Đọc thông tin SGK.

+ HS: Quan sát và trả lời các yêu cầu.

+ HS: Thực hiện thảo luận nhóm trình bày các yêu cầu:

+ HS: Hoạt động chính được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học.

+ HS: Dựa vào các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia.

+ HS: Thông tin và tri thức được nhân rộng một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

+ HS: Đó chính là xã hội tin học hóa.

+ HS: Nâng cao năng suất lao động và hiểu quả công việc, giải phóng chân tay,…

2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa

a) Tin học và kinh tế tri thức:

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.

b) Xã hội tin học hóa:

- Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của tin học và mạng máy tính.

Hoạt động 2: (14’) Con người trong xã hội tin học hóa.

+ GV: Sự ra đời của Internet đã tạo ra không gian mới đó là gì?

+ GV: Không gian điện tử là gì?

+ GV: Yêu cầu HS lấy dẫn chứng minh họa cho nội dung trên.

+ GV: Để bảo vệ an toàn cho nền tin học đang phát triển chúng ta phải làm như thế nào?

+ GV: Cho HS đưa ra các dẫn chứng minh họa cho nội dung trên.

+ GV: Em hãy nêu mặt trái của tin học và máy tính.

+ HS: Sự ra đời của Internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.

+ HS: Không gian điện tử ra đời dựa trên mạng máy tính, đặc biệt là Internet.

+ HS: Trao đổi thông tin trên mạng máy tính, thư điện tử, mua bán trực tuyến

+ HS:

- Có ý thức bảo vệ thông tin.

- Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.

- Xây dựng phong cách sống khoa học,…

+ HS: Tội phạm công nghệ cao, có nhiều thông tin không chính thống,…

3. Con người trong xã hội tin học hóa.

- Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.

- Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần:

+ Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.

+ Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet.

+ Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin)

4. Củng cố: (4’)

  • Củng cố các câu hỏi điền khuyết trả lời.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài theo nội dung đã tìm hiểu. Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

......................................................................................................................................................................

Đánh giá bài viết
3 2.596
Sắp xếp theo

Giáo án tin học 9

Xem thêm