Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 48: Động vật

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 48: Động vật giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được VnDoc tổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

2. Kĩ năng: Nhận ra sự đa dạng về phong phú của động vật về hình dạng kích thước, cấu tạo ngoài. Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được bộ phận bên ngoài của một số động vật. Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên (liên hệ).

* BĐ: Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng (liên hệ)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (15 phút)

* Mục tiêu: Nêu được những điểm giông nhau và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 tranh ảnh các con vật sưu tầm được.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:

+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?

+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.

+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và cấu tạo của chúng.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.

Lưu ý: Mỗi nhóm chỉ trìng bày một câu hỏi.

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (12 phút)

* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Vẽ và tô màu

- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em yêu thích.

Lưu ý: GV dặn HS: Tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.

Bước 2: Trình bày

- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to (nếu có điều kiện), nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá tranh vẽ của cả lớp.

* BĐ: Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.

- HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 tranh ảnh các con vật sưu tầm được. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi.

- Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.

- HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em yêu thích.

- Nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào một tờ giấy khổ to và trưng bày trước lớp.

Đánh giá bài viết
1 1.393
Sắp xếp theo

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Xem thêm