Giáo án Vật lý 11 Bài 2

Giáo án Bài 2 Vật lý 11

Giáo án Vật lý 11 bài 2: Thuyết electron có nội dung giáo án bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên giúp soạn giáo án nhanh hơn. Nội dung giáo án giúp giáo viên có thể truyền đạt những kiến thức chính của bài giúp học sinh hiểu được thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.

Bài giảng Vật lý 11 Bài 2

GIÁO ÁN VẬT LÝ 11
THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

  • Hiểu được nội dung cơ bản của thuyết electron.
  • Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
  • Nắm được các cách làm cho vật nhiễm điện và lấy được ví dụ minh họa.

2) Kỹ năng:

  • Vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
  • Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế.
  • Giải được bài toán về tương tác tĩnh điện.

II. CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên:

  • Đọc SGK 7 và Hóa 10 để biết học sinh đã được học gì về cấu tạo nguyên tử.
  • Đọc trước bài và các tài liệu có liên quan.
  • Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cần thiết (nếu có): (Điện nghiệm, thanh nhựa, vải lụa)
  • Một số câu hỏi và câu trắc nghiệm theo từng chủ đề của bài.

DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG:

Bài 2: Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích

1) Thuyết electron:
a) Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố:

Cấu tạo nguyên tử:
+ Hạt nhân ở giữa mang điện dương: gồm protôn mang điện dương và nơtron không mang điện.
+ Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
+ Số electron = số proton nên nguyên tử trung hòa về điện
Điện tích của electron và của proton là nhỏ nhất nên gọi là điện tích nguyên tố.

b) Thuyết electron:

Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron.
Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
+ Nguyên tử mất electron trở thành Ion dương.
+ Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron trở thành Ion âm.
Một vật có: Số e > số proton: nhiễm điện âm; Số e < số proton: nhiễm điện dương.

2) Vận dụng:

Có thể dùng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm diện do cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.

3) Định luật bảo toàn điện tích:

Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

2) Học sinh:

  • Đọc lại SGK 7 và Hóa 10 để ôn lại các kiến thức đã học.
  • Xem trước bài mới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
Đánh giá bài viết
1 5.504
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm