Giáo án Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

Giáo án Vật lý lớp 6

Giáo án Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài phần tiếp theo giúp các em học sinh hiểu được cách đo độ dài, xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo, ước lượng chiều dài cần đo, áp dụng vào trong các trường hợp cụ thể. Sau đây, mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Giáo án Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài

Giáo án Vật Lý 6 cả năm

BÀI 2: ĐO ĐỘ DÀI (tiếp)

A- MỤC TIÊU:

Kiến thức:

  • Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
  • HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

Kỹ năng:

  • Củng cố cho HS các kiến thức: Biết đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường theo qui tắc đo.
  • Ước lượng chiều dài cần đo.
  • Chọn thước đo thích hợp.
  • Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.
  • Đặt thước đo đúng.
  • Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đúng.
  • Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo.

Thái độ:

Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

B- CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:

GV: Giáo án, sgk

  • Vẽ to hình 2.1; 2.2; 2.3 ( SGK).
  • Các loại thước.

HS: Vở ghi, sgk, kiến thức.

Những điểm cần lưu ý:

  • Đo độ dài là 1 trong những phép cơ bản nhất, vì vậy các kỹ năng đo cần được rèn luyện cho HS ngay từ đầu.
  • Làm cho HS thấy được thực hiện phép đo theo đúng qui tắc đo làm cho việc tiến hành đo càng chính xác.
  • HS biết làm tròn kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.
  • Kiến thức bổ sung.

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I- Ổn định tổ chức: (1ph)

II- Kiểm tra bài cũ: (6ph)

Để đo độ dài ta thường dùng dụng cụ gì để đo? Và đơn vị đo nào là đơn vị chính?

Hãy đổi một số đơn vị sau:

1km = ...... m; 1m = ...... dm

1dm = ......cm; 1cm = ...... mm

1m = ...... cm; 1m = ...... mm

HS: Trả lời

HS: Lên đổi các đơn vị

II- Bài mới:

GV cho HS1: Xác định GHĐ và ĐCNN của 3 thước đo khác nhau.

GV cho HS2: Em hãy dùng thước mét đo chiều dài bảng đen - đọc kết quả.

HS1 và HS2 lên bảng đo và báo cáo kết quả trước lớp.

GV: Nhận xét- đánh giá cho điểm.

ĐVĐ: Trên cơ sở cách làm, kết quả của HS2 -> GV: Để nắm được cách đo độ dài vào bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu cách đo độ dài. (20 phút)

HS: Hoạt động nhóm

- Ước lượng độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6?

- Thực hành đo độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6?

- Dựa vào phàn thực hành đó lần lượt trả lời các câu hỏi từ C1-> C5.

- Đại diện nhóm trả lời, có nhận xét bổ sung.

C1- Em cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?

GV: Nhận xét số đo ước lượng và kết quả đo cảu các nhóm -> đánh giá ước lượng tốt, chưa tốt.

- Đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6? Em đã chọn dụng cụ nào? Tại sao?

- Đặt thước đo như thế nào?

- Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?

GV: Kiểm tra cách đặt thước đo, cách đặt mắt nhìn đọc kết quả đo của HS, uốn nắn hướng dẫn để HS trả lời đúng.

- Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?

Y/c: HS Hoạt động cá nhân để trả lời C6

I- Cách đo độ dài

C1:

C2:

C3:

Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật.

C4:

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

C5:

Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

IV- Củng cố: (5ph)

  • Em cho biết nội dung cần nắm trong bài học?
  • Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ.
  • Sơ lược phần có thể em chưa biết.
  • HS - làm bài tập: 1.2.7; 1.2.8 (5-SBT).

V- Hướng dẫn học ở nhà: (2ph)

  • Học thuộc phần kết luận và ghi nhớ.
  • Làm bài tập: C10; 1.2.9 (5- SBT).
  • Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng trong thực tế.

D- RÚT KINH NGHIỆM

Đánh giá bài viết
1 798
Sắp xếp theo

Giáo án Vật lý lớp 6

Xem thêm