Giáo án Vật lý 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Giáo án điện tử Vật lý 6 bài 4

Giáo án Vật lý 6 bài 4 được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn), xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước, các quy tắc đo.... về nội dung bài học Đo thể tích vật rắn không thấm nước.

ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.

2. Kỹ năng:

Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhau.

3. Thái độ:

Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

  • Giáo viên: Dụng cụ TN hình 4.1 đến 404 SGK.
  • Học sinh: Xem bài mới. Chuẩn bị bảng báo cáo 4.1 SGK.

2. Phương pháp dạy học:

Hợp tác theo nhóm nhỏ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh trong lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Để đo thể tích của chất lỏng ta dùng dụng cụ gì để đo?
  • Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ ta cần thực hiện đo như thế nào?
  • Làm bài tập 3.1 đến 3.2. (SBT).

3. Bài mới

Hoạt động GVHoạt động HSNội dung

HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước.
GV: Giới thiệu vật cần đo thể tích (hòn đá) trong hai trường hợp bỏ lọt bình chia đọ và không bỏ lọt bình chia độ.
Yêu cầu HS qua sát hình 4.2 và 4.3 SGK.
Hãy mô tả cách đo thể tích của hòn đá trong hai trường hợp?

...

HS: Dự đoán

HS: Qua sát hình 4.2 và 4.3 SGK.
HS: Trường hợp 1: nước dâng lên bao nhiêu thì phần nước dâng đó là thể tích của hòn đá.
Trường hợp 2:Nước từ bình tràn tràn qua cốc C thì đó là thể tìch của hòn đá.

...

I. Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước.

1. Dùng bình chia độ.

2. Dùng bình tràn.

...

Đánh giá bài viết
1 737
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm