Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện giao dịch dân sự? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Giao dịch dân sự là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Điều kiện giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Mục đích giao dịch dân sự: Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

3. Hình thức giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

4. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 30
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm