Giáo viên nữ mặc trang phục nào lên lớp là phù hợp nhất?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT; Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. Sau đây sẽ là một số quy định của Bộ giáo dục về trang phục và hành vi ứng xử của giáo viên, mời các bạn cùng theo dõi.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 19, Điều 34, Điều 35, Điều 40 và Điều 41 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo Quy định trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử trong trường học:

1. Quy định về trang phục, hành vi ứng xử của hiệu trưởng

Theo đó, bổ sung quy định về trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Cụ thể, trang phục của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường giáo dục; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.

Về ngôn ngữ, đối với học sinh phải chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu; không dùng ngôn ngữ xúc phạm, gây tổn thương học sinh. Đối với giáo viên, nhân viên phải chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; không dùng ngôn ngữ xúc phạm, miệt thị gây tổn thương. Đối với khách đến trường thì phải chuẩn mực, tôn trọng.

Về hành vi ứng xử, đối với học sinh phải chuẩn mực, yêu thương, bao dung, trách nhiệm; tôn trọng sự khác biệt, công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực và sáng tạo của học sinh; không trù dập, xúc phạm, bạo hành, ép buộc học sinh dưới mọi hình thức.

Đối với giáo viên, nhân viên, phải tôn trọng, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên, nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch; không định kiến, thiên vị, xúc phạm, trù dập, sách nhiễu, vụ lợi, né tránh trách nhiệm, đổ lỗi hoặc che dấu vi phạm của đồng nghiệp, giáo viên, nhân viên.

Đối với cha mẹ học sinh và khách đến trường phải tôn trọng, đúng mực, hợp tác.

2. Quy định về trang phục, hành vi ứng xử của giáo viên

Bên cạnh đó, dự thảo cũng sửa đổi quy định về "Trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử của của giáo viên" như sau: Trang phục lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.

Bộ GDĐT cũng đã ban hành Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Thông tư này áp dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở giáo dục nhằm điều chỉnh cách ứng xử theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục.

Cùng với đó, xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

Nội dung quy tắc gồm 7 điều về quy tắc ứng xử chung: Ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ học sinh và khách đến làm việc.

Trong quy định về quy tắc ứng xử chung có bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục, tính chất công việc. Người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.

Quy tắc cũng nêu rõ: "Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.

Ngôn ngữ phải chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.

Việc ứng xử giữa các đối tượng phải đảm bảo ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28.5.2019.

3. Quy định về trang phục, hành vi ứng xử của học sinh

Dự thảo cũng sửa đổi quy định về trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử của học sinh. Theo đó, học sinh phải sử dụng trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở trường; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.

Đối với thầy, cô giáo, phải sử dụng ngôn ngữ kính trọng, lễ phép; không dùng ngôn ngữ thiếu tôn trọng, xúc phạm thầy cô giáo; đối với bạn bè thì đúng mực, tôn trọng, thân thiện; không nói tục, chửi bậy, thiếu tôn trọng gây tổn thương, hiềm khích, mất đoàn kết.

Hành vi ứng xử đối với thầy, cô giáo: Kính trọng, lễ phép, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt; chấp hành sự phân công của thầy, cô giáo. Đối với bạn bè: Đúng mực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ, bao dung và trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt; không bạo lực, bè phái, gây mất đoàn kết. Đối với khách đến trường: Tôn trọng, lễ phép, thân thiện.

4. Nên hay không nên cấm giáo viên nữ mặc váy lên lớp?

Váy đã có trong đồng phục giáo viên

Là một giáo viên cấp ba, cô Nguyễn Thu Hà chia sẻ trường cô không cấm giáo viên mặc váy lên lớp mà chỉ yêu cầu giáo viên không được mặc chân váy xoè hoặc các loại váy quá hở, ngắn trên đầu gối.

Về áo, trường cũng yêu cầu giáo viên mặc áo sơ mi có cổ bẻ, không mặc áo xiết nách. Vì vậy, việc giáo viên nữ mặc váy liền thân dài quá đầu gối, chân váy công sở kết hợp áo sơ mi có cổ bẻ hoặc kết hợp áo vest lên lớp là “chuyện thường ngày ở huyện”.

“Trong đồng phục, giáo viên nữ chúng tôi đã có váy rồi. Trường may đồng phục cho giáo viên thì giáo viên nam là áo trắng, áo vest, quần tây, còn giáo viên nữ ngoài áo dài có thêm một bộ chân váy công sở đi cùng áo vest. Những lúc có sự kiện quan trọng như khai giảng, bế giảng, ngày lễ, các giáo viên nữ mặc chân váy đồng phục rất đẹp” - cô Hà cho biết.

Theo cô Hà, ngoài chân váy đồng phục thì bản thân cô thỉnh thoảng cũng mặc váy lên lớp nhưng chỉ mặc váy liền thân dài quá đầu gối hoăc chân váy chữ A kết hợp với áo sơ mi. Nhiều giáo viên có hình thể đẹp cũng thường xuyên mặc váy lên lớp.

Không nên áp đặt tư duy cái đẹp lên toàn bộ

Cô Phan Thị Thu Thuỷ cũng cho rằng: “Là giáo viên, chúng tôi đều ý thức được cách ăn mặc và cách cư xử của mình sao cho phù hợp với học đường. Vì thế, không thể nói rằng chúng tôi không được mặc váy vì bàn giáo viên không có che chắn thì sẽ “hở” ra. Còn nói không cấm đến trường mặc váy mà chỉ cấm trước mặt học sinh thì quá vô lý, vì giáo viên lên trường không đứng trước học sinh thì đứng trước ai? Chắc chỉ dừng lại vài buổi họp giữa hoặc cuối kỳ” – cô Thuỷ nhận xét.

Theo cô Thuỷ, trường nào quy định điều này thì cũng nên cân nhắc còn vì giáo viên nữ phải mang bầu, sinh con. Trong thời gian 9 tháng mang thai, giáo viên nữ vẫn phải lên lớp, nếu không mặc váy thì rất bất tiện.

Một giảng viên khác, cho rằng tuỳ theo mỗi nhà trường và môn học để có quy định phù hợp

“Trang phục của giáo viên là để đẹp hơn hình ảnh người giáo viên mà thôi. Và hết sức rõ ràng là giáo viên đẹp sẽ tạo động lực lớn hơn cho người học khi đến lớp, đặc biệt là với giáo viên ở bậc mầm non, tiểu học và các môn thuộc nhóm khoa học xã hội, ngôn ngữ ở bậc đại học, cao đẳng”.

Nhà giáo rất cần có trang phục đẹp, trang trọng, phù hợp với môi trường sư phạm nhưng không nhất thiết phải mặc đồng phục như cán bộ, công chức của những ngành có tính đặc thù như quân đội, công an, thanh tra... 

Trong Điều lệ mới cũng đã quy định rõ ràng, cụ thể những hành vi ứng xử mà giáo viên được làm và không được làm chứ không chung chung như ở Điều lệ hiện hành. Căn cứ vào đó, mà giáo viên, nhân viên có thể điều chỉnh trang phục và hành vi ứng xử trong công tác làm việc và giảng dạy. Đó cũng là căn cứ để xử lý vi phạm khi giáo viên, nhân viên vi phạm những quy đinh trên. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp thầy cô tham khảo thêm về trang phục của giáo viên khi lên lớp.

Tham khảo mẫu Giáo án - Bài giảng cả năm lớp 1 - 12

Để tham khảo mẫu giáo án, bài giảng điện tử các lớp từ mầm non tới lớp 12, mời các thầy cô truy cập đường link sau: Giáo án bài giảng điện tử hoặc chọn nhanh các lớp ở dưới đây:

Đánh giá bài viết
33 118.799
Sắp xếp theo

Tài liệu Văn hóa và Giải trí

Xem thêm