Góc

Chuyên đề Toán học lớp 6: Góc được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 6 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Lý thuyết

1. Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc . Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc . Hai tia là hai cạnh của góc

chuyên đề toán 6

Kí hiệu:∠xOy; ∠AOB (viết đỉnh ở giữa ) hoặc ∠O

2. Góc bẹt

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau

chuyên đề toán 6

3. Vẽ góc

Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)

+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o

+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước

Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo

4. Điểm nằm trong góc

Điểm nằm trong góc

chuyên đề toán 6

Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó tia OM nằm trong góc xOy

Nếu tia OM nằm trong góc xOy thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cho hình vẽ sau:

Trắc nghiệm: Góc

Chọn câu đúng:

A. ∠xOy , đỉnh O, cạnh Ox và Oy

B. ∠xyO , đỉnh O, cạnh Ox và Oy

C. ∠Oxy , đỉnh O, cạnh Ox và Oy

D. ∠xOy , đỉnh y, cạnh Ox và Oy

Góc trên hình là ∠xOy, đỉnh O, cạnh Ox và Oy.

Chọn đáp án A.

Câu 2: Kể tên các góc có trên hình vẽ:

Trắc nghiệm: Góc

Các góc tạo thành là:Trắc nghiệm: Góc

Chọn đáp án B.

Câu 3: Kể tên tất cả các góc có một cạnh là Om có trên hình vẽ sau:

Trắc nghiệm: Góc

Các góc cần tìm là:Trắc nghiệm: Góc

Chọn đáp án D.

Câu 4: Chọn câu sai:

A. Góc là hình gồm hai tia chung gốc

B. Hai tia chung gốc tạo thành góc bẹt

C. Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau

D. Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau

Ta có:

+ Góc là hình gồm hai tia chung gốc nên A đúng.

+ Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau nên B sai vì hai tia chung gốc chưa chắc đã đối nhau.

+ Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau nên C đúng.

+ Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau nên D đúng.

Chọn đáp án B.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Năm tia phân biệt, chung gốc O là OA, OB, OC, OD, OE tạo thành các góc kề liên tiếp. Biết ∠AOB = 30°, ∠BOC = 80°, ∠COD = 70°, ∠DOE = 30°

a) Chứng minh rằng A, O, D thẳng hàng.

b) Tính góc ∠EOA = ?

c) Ba điểm B, O, E có thẳng hàng không?

Đáp án

Trắc nghiệm: Góc

a) Ta có: ∠AOD = ∠AOB + ∠BOC + ∠COD = 30° + 80° + 70° = 180°

⇒ A, O, D thẳng hàng.

b) ∠EOA và ∠DOE là hai góc kề bù vì A, O, D thẳng hàn theo câu a

⇒ ∠EOA = 180° - 30° = 150°

c) Ta có: ∠EOB = ∠EOA + ∠AOB

⇒ EOB = 150° + 30° = 180°

⇒ B, O, E thẳng hàng.

Câu 2: Cho 3 tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Biết ∠xOy = 30°; ∠yOz = 50°. Tính ∠xOz = ?

Đáp án

Xét hai trường hợp

+ Nếu hai tia Ox, Oz nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Oy thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz

Khi đó: ∠xOz = ∠xOy + ∠yOz = 80°

+ Nếu hai tia Ox, Oz nằm trong nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Oy thì ∠xOy < ∠zOy

⇒ Tia Ox nằm giữa hai tia Oy, Oz

Khi đó: ∠xOz = ∠yOz - ∠xOy = 20°

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 6: Góc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 6, Giải bài tập Toán lớp 6, Giải SBT Toán 6, Giải VBT Toán lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Đánh giá bài viết
1 1.048
Sắp xếp theo

Chuyên đề Toán 6

Xem thêm