Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử theo anh, chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử theo anh, chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh, chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Bài làm

Có thể nói xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó cũng sẽ là những tiêu cực và giáo dục cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Trong những năm gần đây căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử đã và đang lan rộng trong môi trường giáo dục của chúng ta. Tiêu cực trong thi cử gây ra những hậu quả xấu không chỉ đến bản thân mỗi học sinh mà còn làm mất đi những giá trị đạo đức của môi trường giáo dục.

Thái độ thiếu trung thực trong thi cử có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là quay cóp, dùng tài liệu, thi hộ, sử dụng những phương tiện nghe nhìn hiện đại để hỗ trợ,… Dù đó là hình thức nào thì đó cũng là một điều không thể chấp nhận và càng không được phép tồn tại. Bên cạnh những trường hợp đã được đưa ra ánh sáng thì vẫn còn không ít những trường hợp đã trot lọt, chưa bị phanh phui đang trở thành một nỗi lo chung không chỉ của riêng giáo dục mà còn là cả xã hội. Thái độ thiếu trung thực trong thi cử biểu hiện cao nhất là những gian lận đã đạt đến mức báo động đang làm nhức nhối những lương tâm của bất cứ ai quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin rất nhiều về những trường hợp như vậy, nhất là vào thời điểm diễn ra các kì thi quan trọng mỗi năm.

Việc gian lận trong thi cử có tác hại rất nghiêm trọng. Có người cho rằng việc đó có gì là nguy hiểm, người gian lận có kết quả tốt, giáo dục có thành tích tốt nhưng thực tế sâu xa lại không phải điều hay. Trước hết nó ảnh hưởng tới toàn ngành giáo dục. Việc thiếu trung thực trong bất cứ điều gì đã không thể chấp nhận vậy còn thiếu trung thực trong thi cử thì thật sự quá nguy hiểm. Nó sẽ sản sinh ra những con người yếu kém trong nhân cách và tài năng. Thử nghĩ xem những con người gian lận không có năng lực thực sự thì khi được sắp xếp vào những vị trí công việc thật sự có thể làm được việc gì đây. Thật là một hậu quả khôn lường cho đất nước và xã hội.

Sai lầm trong xã hội sẽ không chỉ hủy hoại riêng một cá nhân nào mà nó sẽ mang đến những tai họa cho cả một thế hệ. Chúng ta chỉ cần nghĩ đơn giản một điều, một vị kỹ sư mua bằng, một tiến sĩ “học giả bằng thật”, một trưởng khoa chưa có cả bằng đại học,… thì sẽ đào tạo, dẫn dắt những người kế nghiệm mình như thế nào trong khi kiến thức họ hoàn toàn không có. Có thể có người sẽ nói rằng đừng nên vơ đũa cả nắm, hay đó chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng điều đó đã làm giảm uy tín cả một ngành giáo dục rồi. Chúng ta không thể không lên án.

Việc thiếu trung thực trong thi cử bản thân nó đã phá vỡ sự nghiêm túc của môi trường giáo dục. Người ta coi chuyện thi cử là một trò đùa, mua đi bán lại được. Chúng ta cần phải biết rằng môi trường giáo dục không chỉ đơn thuần là nơi để thu nạp kiến thức mà nó là cái nôi rèn giũa nhân cách con người. Có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Chúng ta đến trường trước hết để học đạo lý, học cách sống đẹp, cách làm người. Việc gian lận đã biểu hiện sự thoái hóa nhân cách của một bộ phận học trò. Một con người chưa bước vào cuộc đời đã có sự gian lận, thiếu trung thực thì trong tương lai có thể tốt đẹp không? Bên cạnh đó một hậu quả chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, việc gian lận đã gây nên sự bất công với những người học thật thi thật. Nó đã đảo lộn mọi trật tự trong xã hội.

Việc gian lận có nhiều tác hại to lớn như vậy vậy thì tại sao lại xuất hiện hiện tượng này? Nguyên nhân do đâu? Như đã nói ở trên, người xưa dạy “Tiên học lễ, hậu học văm”. Con người ta tới trường trước hết để học lễ giáo, khuôn phép. Sau đó mới học kiến thức. Một phần nguyên nhân là do học sinh chưa “học lễ” đến nơi. Họ đã nhận thức chưa đúng, chưa tới nơi về tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công trong cuộc đời mỗi người. Những học sinh có thái độ tiêu cực trong thi cử phần lớn do lười biếng, không muốn bỏ công sức, thời gian để ôn luyện nhưng lại muốn được điểm cao, có kết quả tốt. Đã lười biếng thì sẽ không thể nào thu nạp được kiến thức vào đầu mình được vì vậy khi tới ngày thi cử họ chỉ còn cách duy nhất là chép bài người khác hoặc là dùng tài liệu để quay cóp. Khi khoa học phát triển, giờ đây tài liệu được chuẩn bị cũng có nhiều hình thức tinh vi đã càng làm cho thực trạng quay cóp, gian lận diễn ra nhiều. Gần đây còn là làm bài thi qua hướng dẫn từ bên ngoài qua điện thoại di động, tai nghe siêu nhỏ, ngụy trang một cách rất tinh vi để qua mắt các giám thị. Hành vi ấy của họ có thể sẽ trót lọt nhưng bản thân họ không biết rằng họ đã đánh mất đi một thứ quý giá đó chính là lòng tự trọng. Sự dối trá có thể sau này sẽ theo cuộc đời họ. Người nhận thức được sẽ thấy tự vấn lương tâm. Người không nhận thức được sẽ càng lún sâu. Dù có thế nào thì họ cũng không thể xóa đi một dấu vể tiêu cực trong quá khứ.

Mặt khác cũng do cơ chế thi cử của chúng ta còn nhiều bất cập đã dễ dàng tạo điều kiện cho những hiện tượng tiêu cực len lỏi vào và phát triển.

Một nguyên nhân nữa phải kể đến là “bênh thành tích”. Nó là mảnh đất màu mỡ cho những gian lận, tiêu cực phát triển. Chỉ vì muốn thành tích của trường mình được cao hơn, hay kết quả con mình được cao hơn, những giám thị sẵn sàng nhắc bài, phụ huynh sẵn sàng mua đề, ném phao cho con em mình, thuê cả người thi hộ,…

Vì vậy để đẩy lùi vấn nạn này chúng ta cần làm gì. Điều trước tiên cần thực hiện đúng khẩu hiệu “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Bên cạnh việc tuyên truyền và giáo dục ý thức cho các thế hệ học sinh chúng ta cũng cần phải có những biện pháp kỷ luật răn đe đối với những thí sinh vi phạm. Cùng với đó công tác coi thi cũng phải được thực hiện một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Đã có rất nhiều trường hợp giám thị nhắc bài thí sinh, nếu không thì cũng cố ý ra ngoài để thí sinh quay cóp. Thiết nghĩ cần đưa ra những biện pháp xử lý đích đáng đối với những hành vi thiếu trách nhiệm này. Bên cạnh đó việc ra đề thi của Bộ Giáo dục cũng cần có sự đổi mới. Ra đề nên có sự mở rộng, liên hệ thực tế để kích thích sự sáng tạo của bản thân mỗi thí sinh. Không nên gò ép mãi những đề thi trong sách giáo khoa dễ làm cho thí sinh có sự ỷ lại, sao chép.

Đối với những thí sinh gian lận cần có những chế tài nghiêm minh. Có thể những điều gian lận trong giáo dục hãy đưa ra xử lý pháp luật. Bởi xét về tầm vĩ mô nó sẽ hủy hoại tương lai của cả một đất nước. Không thể để cho kẻ lười nhác cũng như người giỏi giang, trật tự xã hội không thể bị đảo lộn.

Tới đây thiết nghĩ vấn nạn tiêu cực trong thi cử cần sự chung tay của cả xã hội để đẩy lùi để những kì thi của chúng ta thật sự trong sạch và công bằng.

Đánh giá bài viết
1 221
Sắp xếp theo

    Lớp 9

    Xem thêm