Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 14 Giáo dục công dân 9

Hệ thống kiến thức cơ bản Giáo dục công dân 9 bài 14

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 bài 14. Tài liệu gồm kiến thức cơ bản GDCD lớp 9 và câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh học tốt môn GDCD lớp 9 đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Phần 1: Kiến thức cơ bản

1. Lao động là gì?

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.

2. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân

a. Quyền lao động

- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

b. Nghĩa vụ lao động

- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội; duy trì và phát triển đất nước.

- Lao động là nghãi vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghãi vụ đối với xã hội, với đất nước.

3. Trách nhệm của Nhà nước

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.

- Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao động đều được nhà nước khuyến khích, tạp điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.

5. Qui định của bộ luật lao động đối với việc sử dụng lao động trẻ em

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ tuổi 15 vào làm việc.

- Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại.

- Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.

- Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

è Ý nghĩa:

- Những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người lao động , người sử dụng lao động

- Để giải làm căn cứ khi quyết những mâu thuẫn nảy sinh

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. “Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Kinh doanh.          B. Việc làm.            C. Lao động.           D. Tự do kinh doanh.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật thuộc về người sử dụng lao động?

A. Không trả đủ tiền công theo thỏa thuận.

B. Nghỉ việc dài ngày không rõ lý do.

C. Nghỉ việc dài ngày không rõ lý do.

D. Làm việc không sử dụng bảo hộ lao động.

Câu 3. Theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2012, độ tuổi của người lao động được xác định là người

A. từ đủ 15 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên.

D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 4. Pháp luật quy định cấm lạm dụng sức lao động của người lao động

A. 18 tuổi.                B. 19 tuổi.           C. dưới 18 tuổi.            D. trên 19 tuổi.

Câu 5. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động với

A. nhà đầu tư.                              B. chính quyền địa phương.

C. người sử dụng lao động.        D. người đại diện.

Câu 6. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

A. hợp đồng kinh doanh.

B. hợp đồng dân sự.

C. hợp đồng thương mại.

D. hợp đồng lao động.

Câu 7. Hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được gọi là

A. lao động.            B. quyền lao động.

C. việc làm.            D. tìm kiềm việc làm.

Câu 8. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của pháp luật đối với lao động dưới 18 tuổi?

A. Làm việc tại các cơ sở gia công bao bì, nhãn mác .

B. Bán hàng thuê cho cửa hàng trà sữa.

C. Bán hàng thuê cho cửa hàng xăng dầu.

D. Làm công việc nội trợ trong gia đình.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về lao động?

A. Nhận trẻ em 14 tuổi vào học nghề .

B. Chỉ trả 85% lương cho người thử việc.

C. Thuê người 17 tuổi giao bình gas.

D. Thuê người từ đủ 18 tuổi khuân vác lương thực .

Câu 10. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật thuộc về người sử dụng lao động

A. Trả lương học nghề cho trẻ em 14 tuổi.

B. Không mặc đồ bảo hiểm, bảo hộ lao động khi làm việc.

C. Tự ý bỏ việc không lý do.

D. Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp.

Câu 11. Hoa là một học sinh lớp 11. Do điều kiện gia đình Hoa khó khăn nên bà Vân đã nhận Hoa vào làm việc tại cửa hàng kinh doanh rượu. Hàng ngày, Hoa phải nấu rượu và bán rượu cho khách. Vào những ngày lễ, tết, cửa hàng đông khách, bà Vân bắt Hoa phải nghỉ học để làm việc tại cửa hàng. Bà Hoa đã vi phạm quy định pháp luật nào dưới đây về lao động?

A. Ngược đãi, cưỡng bức người lao động.

B. Sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh rượu, cồn, bia, thuốc lá.

C. Lạm dụng sức lao động.

D. Sử dụng lao động chưa đến tuổi thành niên.

Câu 12. Năm nay Quân 17 tuổi. Vì có sức khỏe nên Quân xin vào làm việc tại một xưởng cơ khí. Tuy nhiên, khi biết Quân chưa đủ 18 tuổi, người chủ của xưởng cơ khí đã từ chối và cho biết rằng công việc ở xưởng cơ khí này không được phép nhận người chưa thành niên. Quân thắc mắc và muốn biết những công việc nào dưới đây được phép nhận người lao động chưa thành niên?

A. Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại.

B. Phá dỡ các công trình xây dựng.

C. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

D. May hàng gia công quần áo.

Câu 13. C và D là trẻ mồ côi 14 tuổi, lang thang đầu đường xó chợ được ông A một nghệ nhân nổi tiếng đưa về nhà dạy làm các sản phẩm từ đồ gỗ. Nhờ khéo léo A và B tạo ra được rất nhiều sản phẩm đẹp có giá trị. Hàng tháng ông A có trả A và B một khoản tiền bằng 1/2 tiền công của lao động khác ở xưởng của ông. Việc làm của ông A gọi là

A. bóc lột sức lao động trẻ em.

B. chiếm đoạt thu nhập của trẻ em.

C. dạy nghề, truyền nghề.

D. vi phạm pháp luật lao động.

Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 14 Giáo dục công dân 9 được VnDoc chia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức GDCD lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 và ôn thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

.......................................................................

Ngoài Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 14 Giáo dục công dân 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 228
Sắp xếp theo

    GDCD 9

    Xem thêm