Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 15 Giáo dục công dân 9

Hệ thống kiến thức cơ bản Giáo dục công dân 9 bài 15

Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân được VnDoc xin giới thiệu. Tài liệu gồm kiến thức cơ bản GDCD lớp 9 và câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh học tốt môn GDCD lớp 9 đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Phần 1: Kiến thức cơ bản

1. Vi phạm pháp luật:

a. Khái niệm:

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Có 4 loại vi phạm pháp luật:

- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): Là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự.

- Vi phạm pháp luật hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm.

- Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản...), và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp...)

- Vi phạm kỉ luật: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

2. Trách nhiệm pháp lí

a. Khái niệm

- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm Pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.

b. Các loại trách nhiệm pháp lí

- Trách nhiệm hình sự

- Trách nhiệm hành chính

- Trách nhiệm dân sự

- Trách nhiệm kỉ luật

3. Trách nhiệm của công dân

Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với các hành vi, các việc làm vi phạm hiến pháp và pháp luật.

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Theo quy định có những loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính, dân sự và kỉ luật.

B. Dân sự, hình sự và kỉ luật.

C. Hành chính, dân sự, hình sự và kỉ luật.

D. Hình sự, dân sự và kỉ luật.

Câu 2. Có mấy loại vi phạm pháp luật?

A. Hai.                   B. Ba.              C. Bốn.               D. Năm.

Câu 3. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

A. Cướp giật túi xách của người đi đương.

B. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo.

C. Vay tiền đến hạn mà dây dưa không trả.

D. Bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

Câu 4. Pháp luật Việt Nam quy định người bao nhiêu tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?

A. Trên 15 tuổi.               B. Trên 16 tuổi.

C. Trên 17 tuổi.               D. Trên 18 tuổi.

Câu 5. Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng là những người

A. đủ 14 tuổi trở lên đến 16 tuổi.

B. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.

C. đủ 14 tuổi trở lên đến 18 tuổi.

D. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.

Câu 6. Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật?

A. Đi làm muộn.

B. Sản xuất hàng giả.

C. Vượt đèn đỏ.

D. Làm lây nhiễm HIV cho người khác.

Câu 7. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

A. quy tắc quản lí xã hội.

B. quy tắc kỉ luật lao động.

C. quy tắc quản lí nhà nước.

D. nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 8. Nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành các biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định là trách nhiệm

A. dân sự.             B. hình sự.            C. hành chính.             D. pháp lí.

Câu 9. Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong

A. Luật hình sự.

B. Bộ luật hình sự.

C. Bộ luật tội phạm.

D. Bộ luật lao động.

Câu 10. Đối tượng nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Người bị bệnh tâm thần.

B. Phụ nữ mới lập gia đình.

C. Tổng giám đốc một công ty lớn.

D. Bộ đội, công an.

Câu 11. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. từ 18 tuổi trở lên.

C. từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 12. Anh T là phó chủ tịch xã M đỗ xe không sát lề đường bên phải theo chiều đi và chị G chuyển hướng không giảm tốc độ. Cả hai đều bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Điều này thể hiện nội dung bình đẳng về trách nhiệm

A. hành chính.

B. công dân.

C. pháp lí.

D. xã hội.

Câu 13. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Trách nhiệm pháp lí.

B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm hành chính.

D. Trách nhiệm dân sự.

Câu 14. Tòa xét xử các vụ án tham nhũng không phân biệt chủ thể vi phạm là ai, giữ chức vụ gì, điều đó thể hiện sự bình đẳng về

A. nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lý.

C. quyền lao động.

D. quyền và nghĩa vụ.

Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 15 Giáo dục công dân 9 được VnDoc chia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức GDCD lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 và ôn thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

.......................................................................

Ngoài Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 15 Giáo dục công dân 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 134
Sắp xếp theo

    GDCD 9

    Xem thêm