Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

- Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23o27' B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc.

- Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27'N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.

+ Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66o33’ đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

Ngày 22//6 (Hạ chí): bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66o33’ đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

Ngày 22/12 (Đông chí): bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66o33’ đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

+ Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

2. Ở hai miền số ngày, đêm dài 24 giờ thay đổi theo mùa

- Vào 22/6 - 22/12 các điểm ở vĩ tuyến 66o33' Bắc (Nam) có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

- Các địa điểm nằm từ 66o33 Bắc (Nam) đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ giao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.

- Các điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.

=> Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và gián tiếp đến đời sống, sản xuất của con người.

3. Trắc nghiệm Địa lý 6

Câu 1: Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời vào ngày nào?

A. 21/3 (xuân phân)

B. 22/6 (hạ chí)

C. 23/9 (thu phân)

D. 22/12 (đông chí)

Câu 2: Vào ngày hạ chí, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở nơi nào sau đây?

A. Chí tuyến Bắc.

B. Chí tuyến Nam.

C. Vòng cực Bắc.

D. Xích đạo.

Câu 3: Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm

A. dài bằng nhau.

B. ngày ngắn, đêm dài.

C. ngày dài – đêm ngắn.

D. một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Câu 4: Các địa điểm thuộc khu vực nào sau đây có ngày, đêm dài suốt 6 tháng?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến Bắc (Nam)

C. Cực Bắc (Nam)

D. Vòng cực Bắc (Nam)

Câu 5: Nhân tố nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn trong năm?

A. đất.

B. địa hình.

C. khí hậu.

D. khoáng sản.

Câu 6: Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm

A. Càng giảm

B. Tùy theo mỗi nửa cầu

C. Càng tăng

D. Khác nhau theo mùa

Câu 7: Khu vực nào sau đây có hiện tượng trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là ngày?

A. Từ xích đạo đến chí tuyến

B. Từ chí tuyến đến vòng cực

C. Từ vòng cực đến cực

D. Từ cực đến chí tuyến.

Câu 8: Khu vực nào sau đây có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến

C. Vĩ tuyến 400

D. Vòng cực

Câu 9: Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?

A. Do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau.

B. Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là gần nhất.

C. Do Mặt Trời lên cao hơn nên tia sáng kéo dài, thẳng góc với xích đạo.

D. Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là xa nhất.

Câu 10: Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào

A. Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó.

B. Vận tốc quay của Trái Đất.

C. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

D. Lượng nhiệt vĩ độ đó nhận được.

Câu 11: Nam Phi nằm ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có độ dài ngày đêm là

A. Ngày ngắn – đêm dài.

B. Ngày – đêm dài bằng nhau.

C. Ngày dài – đêm ngắn.

D. Ngày dài 24 giờ.

Câu 12: Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả

A. sự luân phiên ngày và đêm.

B. lực cô-ri-ô-lit.

C. ngày – đêm dài ngắn theo mùa.

D. giờ trên Trái Đất.

4. Bài tập Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa lớp 6

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
39 9.942
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí lớp 6

    Xem thêm