Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Chuyên đề Toán học lớp 8: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

A. Lý thuyết

1. Hình chóp

– Đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh.

– Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.

Lý thuyết: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

2. Hình chóp đều

Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

+ Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.

+ Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.

Lý thuyết: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

3. Hình chóp cụt đều

Hình chóp cụt đều là phần hình chóp đều nằm giữa mặt phẳng đáy của hình chóp và mặt phẳng song song với đáy và cắt hình chóp.

+ Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.

Lý thuyết: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Hình trên có hình chop cụt đều là A'B'C'D'.ABCD

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?

A. Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác bất kì, các mặt bên là những tam giác bất kì có chung đỉnh.

B. Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.

C. Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.

D. Trong hình chóp đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.

Áp dụng định nghĩa của hình chóp: Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Phát biểu A sai.

Chọn đáp án A.

Bài 2: Mặt bên của hình chóp cụt đều là hình gì?

A. Hinh chữ nhật B. Hình vuông.

C. Hình thang cân D. Tứ giác bất kì

Áp dụng định nghĩa của hình thang cân ta có: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.

Chọn đáp án C.

Bài 3: Hình chóp tứ giác đều có mặt bên là hình gì?

A. Tam giác cân B. Tam giác đều C. Tam giác vuông D. Tam giác vuông cân

Hình chóp tứ giác đều có mặt bên là tam giác cân.

Chọn đáp án A.

Bài 4: Hình chóp lục giác đều có bao nhiêu mặt?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Bài tập: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Hình chóp lục giác đều gồm có 6 mặt bên và 1 mặt đáy.

Chọn đáp án D.

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Xét sự đúng sai trong các phát biểu sau?

a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.

b) Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.

Hướng dẫn:

a) Sai, vì hình thoi không phải là tứ giác đều (các góc không bằng nhau).

b) Sai, vì hình chữ nhật không phải là tứ giác đều (các cạnh không bằng nhau).

Bài 2: Quan sát các hình dưới đây và điền cụm từ và số thích hợp và ô trống, biết các hình dưới đây là hình chóp đều

Bài tập: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Chóp tam giác đều Chóp tứ giác đều Chóp ngũ giác đều Chóp lục giác đều
Đáy Tam giác đều
Mặt bên Tam giác cân
Số cạnh đáy 5
Số cạnh 10
Số mặt 5

Hướng dẫn:

Chóp tam giác đều Chóp tứ giác đều Chóp ngũ giác đều Chóp lục giác đều
Đáy Tam giác đều Hình vuông Ngũ giác đều Lục giác đều
Mặt bên Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân
Số cạnh đáy 3 4 5 6
Số cạnh 6 8 10 12
Số mặt 4 5 6 7

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 8: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 8, Giải bài tập Toán lớp 8, Giải VBT Toán lớp 8VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Đánh giá bài viết
5 846
Sắp xếp theo

Lý thuyết Toán 8

Xem thêm