Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa Lý

  • Đen2017 Địa Lý Lớp 12
    96 8 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Người Sắt

    - Giống:

    + Đều được hình thành do phù sa sông

    + Diện tích đều lớ

    + Đất đai màu mỡ, khá bằng phẳng

    + Khả năng bồi tụ phù sa hàng năm lớn

    - Khác:

    Đồng bằng sông HồngĐồng bằng sông Cửu Long

    - Được bồi tụ phù sa của hệ thống đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long

    - Diện tích 15 000 km2

    - Địa hình: cao ở phía Tây và Tây Bắc

    - Bồi tụ phù sa: chỉ có ở ngoài đê

    - Được bồi tụ phù sa bởi hệ thống sống Mê Công

    - Diện tích: 40 000 km2

    - Địa hình: bằng phẳng

    - Bồi tụ phù sa: thường xuyên được bồi tụ phù sa

    53 07/12/21
    Xem thêm 7 câu trả lời
  • Cự Giải Địa Lý Lớp 12
    5 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm

    - Tình trạng suy thoái đất (2005)

    + Đất nông nghiệp khoảng 9,4 triệu ha

    + Đất lâm nghiệp 12,7 triệu ha

    + Đất chưa sử dụng 5,35 triệu ha

    + Đất hoang hoa 5 triệu ha

    + Bình quân đất nông nghiệp 0,1 ha

    + Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp thì không nhiều

    + Hiện nay diện tích đất trống giảm mạnh

    + Diện tích đất suy thoái vẫn rất lớn

    - Biện pháp:

    + Vùng đồi núi: cần chống xói mòn bằng cách bảo vệ rừng, thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp: làm ruộng bậc thang kết hợp sản xuất nông lâm

    + Đồng bằng: đối với đất nông nghiệp có biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đất hợp lí, có các biện pháp chống suy thoái đất và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất đi đôi với việc cải tạo.

    1 10/12/21
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Bảo Dương - TV Địa Lý lớp 12
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thần Rồng

    Bạn tham khảo bài: https://vndoc.com/vung-van-hoa-chau-tho-bac-bo-230898

    0 11/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Hoàng Hằng Địa Lý lớp 12
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kẹo Ngọt

    Hi thanks

    0 22/12/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thành Thànhh Địa Lý lớp 12
    8 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖ 0 21/11/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Hằngg Ỉnn Địa Lý Lớp 12
    21 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thỏ Bông

    Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ

    Đáp án C ạ

    0 16/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Bánh Tét Địa Lý Lớp 12
    10 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vịt Con

    a. Thế mạnh

    Điểm tương tự nhau: So với các vùng khác trong cả nước, ba vùng đểu có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cợ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế). Ở đây đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao. Đặc biệt, các vùng trọng điểm kinh tế là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như Hà Nội, TP. Hổ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu... và đồng thời là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

    Điểm khác nhau nổi bật:Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất cùa cả nước. Có nguồn lao đông với số lượng lớn, chất lượng vàọ loại hàng đầu của cả nước, có lịch sử khai thác lâu dời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước

    Vùng kinh tế trọng đỉểm miền Trung: Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam ,và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào. Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

    Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

    Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng. Cơ sợ hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

    b. Hiện trạng phát triển

    Tương tự nhau: Cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng khá cao, mức đóng góp vào GDP cả nước cao. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta, đặc biệt là VKTTĐ phía Bắc và VKTTĐ phía Nam.

    Khác nhau:Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Tốc độ tăng trưởng 11,2%, sau VKTTĐPN, cao hơn VKTTĐMT. Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về công nghiệp - xây dựng (42,2%); nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng còn cao (12,6%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm 27,0%.

    Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đứng đầu trong ba vùng về tốc độ tăng trưởng (11,9%), nhưng không chênh lệch lắm so với hai vùng còn lại. Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%, cao hơn rất nhiều so với hai vùng còn lại. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thụộc về công nghiệp - xây dựng (59,0%); nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng nhỏ (7,8%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vùng còn lại (35,3%).

    Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vùng phía Bắc và phía Nam (10,7%), nhưng không chênh lệch lắm so vớỉ hai vùng. Mức đóng góp cho GDP cả nước cốn nhộ (5,1%), thấp hơn rất nhiều so với hai vùng kia. Trong cơ cậu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ (38,4%), sau đó đến công nghiệp - xây dựng (36,6%); nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng còn lớn (25,0%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%).

    0 11/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Thần Rừng Địa Lý Lớp 12
    10 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thư Anh Lê

    a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

    - Đầu thập kỉ 90 của TK XX gồm 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

    - Từ sau năm 2000 đến trước 1/8/2008 vùng có thêm tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

    - Từ sau tháng 8/2008, sau khi Hà Nội mở rộng, vùng có tất cả 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh.

    b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

    - Đầu thập kỉ 90 của TK XX, gồm 4 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

    - Sau năm 2000 có thêm tỉnh Bình Định.

    c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

    - Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, gồm 5 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương.

    - Sau năm 2000 có thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

    0 11/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Bé Bông Địa Lý Lớp 12
    4 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Soái ca

    Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trong điểm vì:

    - Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).

    - Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cần phải đầu tư có trọng điểm để tạo "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước.

    - Nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tuy phong phú đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa giữa các vùng, trong khi nguồn vốn còn hạn chế đòi hỏi phải đầu tư có trọng điểm.

    - Lựa chọn các vùng kinh tế trọng điểm để thu hút đầu tư nước ngoài.

    1 11/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Sói già Địa Lý Lớp 12
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bánh Tét

    - Vị trí địa lý: bản lề giữa Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

    - Điều kiện tự nhiên

    + Tài nguyên đất (xám trên phù sa cổ), khí hậu cận xích đạo gió mùa, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

    + Tài nguyên sinh vật biển phong phú tập trung ở ngư trường trọng điểm Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu thuận lợi để phát triển ngành thủy sản.

    + Khoáng sản: Quan trọng nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

    - Điều kiện kinh tế - xã hội:

    + Dân cư đông, lao động dồi dào, tập trung nguồn lao động có chất lượng cao.

    + Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển đồng bộ.

    + Chính sách của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước (riêng Đông Nam Bộ mỗi năm thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài).

    + Có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn của nước ta, là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực phía Nam (sân bay Tân Sơn Nhất, cảng TP. Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A…).

    0 11/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cún Con Địa Lý Lớp 12
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô Độc

    - Vị trí địa lý:

    + Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc – Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, thuận lợi cho giao lưu phát triển.

    + Là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào.

    - Các thế mạnh về tự nhiên:

    + Tiếp giáp vùng biển rộng lớn ⟶ thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển (đánh bắt nuôi trồng, du lịch, khoáng sản, du lịch, giao thông biển), là điều kiện thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    + Phát triển nông – lâm kết hợp, dải kinh tế theo chiều ngang: lâm nghiệp – nông nghiệp – thủy sản.

    + Một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp: than, sắt, graphit, titan, cát,...

    - Trong tương lai ở đây sẽ hình thành các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và thị trường, phát triển các vùng sản xuất chuyên môn hóa, các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

    - Dân cư và nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh.

    0 11/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Phúc Huy Địa Lý Lớp 12
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

    Các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

    - Vị trí địa lí:

    + Diện tích gần 15,3 nghìn ha, chủ yếu thuộc đồng bằng sông Hồng, đây là vùng có nền kinh tế phát triển trong cả nước và lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

    + Nằm gần các vùng nguyên, nhiên liệu lớn (Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ).

    + Tiếp giáp biển giúp phát triển các ngành kinh tế biển và tạo điều kiện giao lưu kinh tế với khu vực và thế giới.

    - Vùng có Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, là đầu mối giao vận tải của khu vực phía Bắc.

    - Điều kiện tự nhiên:

    + Địa hình khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.

    + Đất phù sa màu mỡ với diện tích khá lớn tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

    + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

    + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

    + Nguồn sinh vật biển phong phú tập trung ở ngư trường trọng điểm Hải Phòng - Quảng Ninh giúp phát triển ngành thủy sản.

    + Khoáng sản: Than đá (Quảng Ninh), đá vôi, sét cao lanh,... cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp.

    - Điều kiện kinh tế xã hội:

    + Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng hàng đầu cả nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    + Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa đối với cả nước nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

    + Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

    + Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật khá hoàn thiện và đồng bộ. Có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua: quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân, sân bay quốc tế Nội Bài, đường sắt Thống Nhất.

    + Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước, nơi ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất.

    + Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

    0 11/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời