Một số loại hình của ngành bưu chính nước ta:
Chuyển thư, quà, hàng hoá nhẹ;
Chuyển phát nhanh bưu phẩm;
Điện hoa;
Báo chí,...
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội:
- Về vị trí địa lí:
+ Cả hai đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội là trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Băc và nằm trong tam giác tăng trưởng phía Bắc; TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông rộng lớn, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng. (Hà Nội gần cảng Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh có cảng TP. Hồ Chí Minh).
+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (phía Bắc có Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng; phía Nam có Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long).
- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.
- Sự phát triển của các ngành kinh tế khác: Hai TP có ngành nông nghiệp phát triển giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là hai thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng của cả hai đều khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước (Hà Nội ở phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh ở miền Nam)-> rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.
+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp ở hai thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.
+ Thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Điểm công nghiệpChỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp đơn lẻ.
Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liêu hoặc trung tâm tiêu thụ.
Giữa chúng không có mối liên hệ về sản xuất.
Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
Khu công nghiệpLà hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến hay.
Do Chính phủ (hoặc cơ quan, chức năng được Chính phủ uỷ nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
Tính đến tháng 8/2007, cả nước dã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 90 khu đang đi vào hoạt động.
Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ: tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ (chu yếu là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
Trung tâm công nghiệpLà hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. Đó là khu vực rất tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn.
Mỗi trung tâm công nghiệp thường có ngành chuyên môn hoá với vai trò hạt nhân để tạo nên trung tâm. Xoay quanh ngành này là các ngành bổ trợ và phục vụ.
Trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành. Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp (hoặc vào giá trị sản xuất công nghiệp), có thể chia thành các nhóm: quy mô rất lớn và lớn (TP Hổ Chí Minh, Hà Nội), quy mô trung bình (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...), quy mô nhỏ (Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...)
Vùng công nghiệpCó diện tích rộng bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh), nhưng ranh giới chỉ mang tính quy ước.
Có một số ngành chuyên môn hoá thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng.
Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành sáu vùng công nghiệp.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Đặc điểm của vùng công nghiệp:
- Là vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp.
- Có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt sản xuất.
- Có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp trong vùng.
- Trong vùng có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng.
Đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp:
Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về qui trình, công nghệ.
Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân), các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.
Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
Nơi có cư dân sinh sống, cơ sở hạn tầng vật chất tương đối đồng bộ.
Các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung vì:
- Đây là những vùng nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm (phía Bắc, miền Trung và phía Nam).
- Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản tại chỗ phong phú.
+ Đông Nam Bộ có nguồn nguyên nhiên liệu về nông sản (cà phê, tiêu điều...), dầu mỏ khí đốt. Nằm gần vùng nguyên liệu giàu có ở Tây Nguyên.
+ Đồng bằng sông Hồng nguyên liệu về lương thực, gần Trung du Bắc Bộ là vùng giàu có về khoáng sản, nông sản, thủy sản.
+ Duyên hải miền Trung giàu có về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản.
- Đây là những vùng có vị trí địa lí thuận lợi, tiếp giáp vùng biển, có hệ thống cảng biển lớn nước sâu, gần các đường hàng hải hàng không quốc tế, tập trung các đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh).
- Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ công nghiệp khá tốt (Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.
- Chính sách của nhà nước.
- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt Đông Nam Bộ thu hút hơn 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước.
Đặc điểm chính của điểm công nghiệp:
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp nhất.
- Đồng nhất với một điểm dân cư.
- Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
- Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
* Cơ sở nguyên liệu: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng
- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
- Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn thủy hải sản phong phú).
* Tình hình sản xuất và phân bố:
- Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt:
+ Xay xát: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; phân bố ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đb sông Hồng.
+ Đường mía: 28- 30 vạn ha mía, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm;phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: 10 -12 vạn ha chè, mỗi năm sả xuất được 12 vạn tấn (búp khô); phân bố ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
+ Cà phê: có gần 50 vạn ha cà phê, mỗi năm sản xuất ra 80 vạn tấn cà phê nhân; phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Rượu bia, nước ngọt: một phần nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất được 160 -200 triệu lít rượu, 1,3-1,4 tỉ lít bia; phân bố ở các đô thị lớn.
- Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:
+ Sữa và sản phẩm từ sữa: nguyên liệu từ các cơ sở chăn nuôi, mỗi năm sản xuất được 300 – 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; phân bố ở các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò.
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: nguyên liệu từ các cơ sở chăn nuôi, sản xuất ra thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích…; phân bố ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Chế biến thủy, hải sản:
+ Nước mắm: nguyên liệu từ cá biển, mỗi năm sản xuất ra 190 -200 triệu lít, phân bố ở Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc.
+ Tôm, cá: sản phẩm từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm gồm đồ hộp đông lạnh, phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng khác.
⟹ Nhìn chung, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên thường phân bố ở các vùng giàu nguyên liệu và các đô thị lớn.
Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:
Hòa Bình (trên sông Đà, 1.920MW).
Yaly (trên hệ thống sông Xê Xan, 720MW).
Trị An (trên sông Đồng Nai, 400MW).
Hàm Thuận - Đa Mi (trên sông La Ngà; Hàm Thuận 300MW, Đa Mi 175MW).
Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160MW).
Thác Bà (trên sông Chảy, 110MW).
- Giải thích sự phân bố:
Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta đều phân bố trên các con sông ở vùng trung du miền núi.
Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.
Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.