Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hỏi bài

  • Chồn Địa Lý Lớp 12
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nguyễn Đăng Khoa

    Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm nước ta vì:

    Thứ nhất, ngành có thế mạnh lâu dài, thể hiện qua:

    Cơ sở nguyên liệu phong phú với trữ lượng lớn, có thể kể đến như than, dầu khí, thủy năng và một số nguồn năng lượng khác như sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt,…

    Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Có thể nói, công nghiệp năng lượng là ngành phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế, cũng như phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân.

    Thứ hai, ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ phục vụ cho đời sống nhân dân mà còn là ngành góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Cuối cùng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

    Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

    1 08/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Bảnh Địa Lý Lớp 12
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô Độc

    * Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

    Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

    a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

    - Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

    + Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

    + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

    + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

    - Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

    - Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    + Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

    + Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

    - Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

    + Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

    + Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

    b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

    -Về mặt kinh tế:

    + Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

    + Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

    - Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

    c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

    - Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

    - Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

    0 08/03/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Xử Nữ Địa Lý Lớp 12
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Tiểu Thư

    Ở nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực.

    - Than: than antraxit, tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg. Ngoài ra có than bùn, than nâu.

    - Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

    - Nguồn thuỷ năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260 - 270 tỉ kw. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).

    - Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng Mặt Trời,....) ở nước ta rất dồi dào, cho phép đa dạng hoá ngành điện lực.

    0 08/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cáo Địa Lý Lớp 12
    1 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta:

    - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đa dạng gồm: khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

    - Xu hướng thay đổi trong cơ cấu là: giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

    - Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.

    0 08/03/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Ba Lắp Địa Lý Lớp 12
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Pé heo

    * Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

    - Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

    + Ở Bắc Bộ:

    ● Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

    ● Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

    + Ở Nam Bộ:

    ● Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

    ● Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, cơ điện, phân đạm từ khí.

    + Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

    - Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: Tây Bắc, Tây Nguyên.

    ⟶ Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

    * Có sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

    - Những khu vực có mức độ tập trung cao thường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng…

    - Những khu vực có mức độ tâp trung thấp, công nghiệp kém phát triển do gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội (vùng trung du và miền núi), đặc biệt là ngành giao thông vận tải kém phát triển.

    - Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và khai thác lợi thế từng vùng.

    1 08/03/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • 1m52 Địa Lý Lớp 12
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành vì:

    - Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

    - Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

    - Chịu sự tác động của thị trường – nhân tố điều tiết sản xuất, những thay đổi của nhu cầu thị trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành và sản phẩm.

    - Chịu tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội: nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu cũng như lao động ở những khu vực kém phát triển, tăng thu nhập cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các vùng này.

    1 08/03/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Ẩn Danh Địa Lý Lớp 12
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Trà Chanh

    Hiện nay, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Điều đó được thể hiện trong các nhóm ngành và ngành công nghiệp.

    Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

    Bên cạnh đó, nước ta còn có một số ngành công nghiệp trọng điểm khác như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...

    1 08/03/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Chít Địa Lý Lớp 12
    16 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Trùm

    Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, Thái Lan là quốc gia không có đường biên giới trên đất liền với nước ta

    Đáp án B

    1 07/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sếp trong nhà Địa Lý Lớp 12
    16 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Batman

    Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, có 12 nước và lãnh thổ có biên giới với vùng biển Đông

    Đáp án D đúng ạ

    1 07/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Công chúa béo Địa Lý Lớp 12
    19 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    chouuuu ✔

    Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, Bình Phước không tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh

    Đáp án D đúng

    2 07/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ma Kết Địa Lý Lớp 12
    33 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Bắc Cực

    Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết độ sâu trung bình của nước biển Đông
    là 2100m

    Đáp án D đúng

    2 07/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • hổ báo cáo chồn Địa Lý Lớp 12
    33 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phạm Ba

    Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, Hà Nam không giáp với biển Đông nhé bạn

    Đáp án D đúng

    1 07/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời