- Phân tích sự phát triển
+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.
+ Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.
- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt
+ Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.
+ Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).
Từ năm 1980 đến năm 2005, sản lượng cà phê tăng, từ 8,4 nghìn tấn (năm 1980) lên 752,1 nghìn tấn (năm 2005), tăng gấp 89,5 lần do sự phát triển các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Sản lượng cà phê tăng mạnh từ khoảng năm 1995 trở lại đây, do sự mở rộng mạnh mẽ diện tích cà phê và yếu tố thị trường. Tuy nhiên, tình trạng hạn hán kéo dài trong mùa khô ảnh hưởng đến sản lượng cà phê. Điều đó có thể thấy qua sự sụt giảm sản lượng cà phê năm 2005.
Khối lượng xuất khẩu cà phê tăng khá nhanh, từ 4,0 nghìn tấn (năm 1980) lên 912,7 nghìn tấn (năm 2005), tăng gấp 228,2 lần.
Có năm khối lượng xuất khẩu cà phê lớn hơn sản lượng của năm đó (như các năm 1995, 2005), vì xuất khẩu có liên quan đến lượng hàng lưu lượng kho từ vụ thu hoạch trước.
* Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả mang lại ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới:
- Giúp khai thác tối đa các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước...ở các vùng sinh thái nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả là thế mạnh nổi bật của mỗi vùng.
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...) mang lại nguồn thu ngoại tệ.
- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, đặc biệt vùng miền núi.
Việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp vì:
- An ninh lương thực được giải quyết, đảm bảo bữa ăn hằng ngày cho con người, do vậy sẽ dư thừa nhiều nguồn thức ăn, phụ phẩm ngành trồng trọt cho phát triển ngành chăn nuôi..., nuôi trồng thủy sản
- Đảm bảo an ninh lương thực cũng tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp (cây lâu năm, cây ngắn ngày...) bên cạnh lúa là cây lương thực chính trước đây.
- Ở nước ta, thức ăn cho chăn nuôi từ gồm 3 nguồn:
+ Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ): nước ta diện tích đồng cỏ khá lớn (350.000 ha), các đồng cỏ sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm nhờ điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Các đồng cỏ phân bố trên các cao nguyên, vùng đồi trung du ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
⟹ Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).
+ Sản phẩm ngành trồng trọt và phụ phẩm ngành thủy sản: nông nghiệp (trồng trọt, thủy sản) phát triển và phân bố trải dài khắp cả nước. Ngoài phục vụ xuất khẩu và nhu cầu thực phẩm của người dân, nông nghiệp còn đem lại nguồn thức ăn, phụ phẩm đồi dào cho chăn nuôi lợn và gia cầm (gà, vịt,,).
+ Thức ăn chế biến công nghiệp: các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ngày càng phổ biến, phù hợp với hình thức chăn nuôi theo hình thức công nghiệp hiện nay.
Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp vì:
- Cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên lệu cho công nghiệp chế biến, đem lại nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều).
- Hiện nay, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cây công nghiệp nước ta (trên 65%) và ngày càng tăng lên.
- Cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh lớn và nổi trội nhất ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta (với diện tích đồi núi lớn, đất feralit và đất badan phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới thuận lợi). Trong tổng 2,5 triệu ha cây công nghiệp thì có hơn 1,6 triệu ha cây công nghiệp lâu năm (>65%).
- Cả nước có ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dừa…mang lại giá trị xuất khẩu lớn, có vị thứ hàng đầu trên thế giới (hồ tiêu, điều, cà phê).
- Trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân.
Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên :
- Trung du miền núi Bắc Bộ có : cánh đồng lúa Điện Biên, Than Uyên, Nghĩa Lộ, Trùng Khánh (Cao Bằng).
- Tây Nguyên có: An Khê, Krông Pach…
a) Phân tích bảng số liệu:
- Cả nước có tổng số trang trại lên tới 113730 (trang trại), trong đó:
+ Chiếm số lượng nhiều nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (34202 trang trại)
+ Thứ hai là trang trại trồng cây hàng năm với 32611 trang trại.
+ Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm số lượng nhiều thứ ba (18206 trang trại). Số lượng ít nhất là các trang trại chăn nuôi (16708 trang trại).
- Vùng Đông Nam Bộ:
+ Số lượng nhiều nhất là trại trồng cây công nghiệp lâu năm (8188 trong tổng số 14054 trang trại).
+ Tiếp đến là số lượng trang trại chăn nuôi (3003 trang trại).
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản có số lượng ít nhất.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
+ Chiếm số lượng nhiều nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (25147 trang trại).
+ Thứ hai là trang trại trồng cây hàng năm (24425 trang trại).
+ Số lượng ít nhất là các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm (175 trang trại).
b) Nhận xét và giải thích:
- Đông Nam Bộ:
+ Có thế mạnh về địa hình, đất, khí hậu để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước. Vì vậy vùng phát triển mạnh các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm (các nông sản quan trọng: hồ tiêu, điều, cà phê, cao su).
+ Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (sông ngòi kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển dài với nhiều bãi nước lợ, rừng ngập mặn...) vì vậy vùng có số lượng trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất.
+ Là vùng đồng bằng châu thổ phù sa màu mỡ và rộng lớn, khí hậu, nguồn nước thuận lợi, đây còn là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn thứ hai của cả nước (trang trại trồng cây hàng năm nhiều thứ hai).
Phân biệt giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa
Nền nông nghiệp cổ truyền | Nền nông nghiệp hiện đại |
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công | - Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc |
- Năng xuất lao động thấp | - Năng suất lao động cao |
- Sản xuất tự cung, tự cấp, đa canh là chính | - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông – công nghiệp. |
- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng | - Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận. |
a. Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn đó là:
Thuận lợi:
Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ…
Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.
Khó khăn:
Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán…
Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
b. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền NN nhiệt đới.
Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới
Nhận xét:
Tỉ lệ hộ nông thôn có thu nhập chủ yếu từ nông-lâm-thủy sản có sự phân hóa theo không gian:
- Các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên có tỉ lệ hộ thu nhập chủ yếu từ nông – lâm – thủy sản là cao nhất (từ trên 85% - 94,3%). Đây là những vùng thuần nông, hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có tỉ lệ hộ thu nhập chủ yếu từ nông -lâm-thủy sản ở mức thấp nhất (từ 19 – 50%). Đây là những vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước, hoạt động phi nông nghiệp phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng.
- Các tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ ở mức trung bình (từ 50 -70%). Đây là những vùng đang trong thời kì phát triển, đầu tư cho công nghiệp hóa.