- Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam
+ Đồng bằng sông Hồng có vụ lúa hè thu, đông xuân, vụ mùa. Ngoài 3 vụ lúa, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh trong mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 (hiện nay, vụ đông đã trở thành vụ chính ở đồng bằng sông Hồng).
+ Đồng bằng sông Cửu Long có hai vụ chính trong năm là vụ lúa hè thu và vụ lúa đông xuân và một vụ mùa (vụ mùa có vai trò không đáng kể và diện tích ngày càng giảm).
- Sự khác biệt mùa vụ giữa đổng bằng và miển núi
+ Ở đồng bằng chủ yếu là vụ lúa hè thu, đồng xuân. Riêng đổng bằng sông Hồng có vụ đông.
+ Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Thông thường mỗi năm có hai vụ chính. Ngoài ra, có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc khác với miền núi phía Nam về vụ đông với nhiều loại rau màu cho giá trị cao.
a) Tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm :
(đơn vị:%)
b) Nhận xét:
Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:
- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.
- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.
- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu | Xu hướng chuyển dịch |
Ngành kinh tế | - Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp -Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ |
Thành phần kinh tế | - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. - Kinh tế tư nhân có xu hướng tăng tỉ trọng. - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. |
Lãnh thổ kinh tế | - Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. - Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : miền Bắc, miền Trung, phía Nam. - Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm thu hút đầu tư đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng. |
- Sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế:
+ Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước từ 40,2% (năm1995) xuống còn 38,4% (năm 2005), nhưng đây vẫn là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế, quản lí các ngành kinh tế, các lĩnh vực then chốt chủ đạo.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất từ 6,3% (năm 1995) lên 16% (năm 2005) thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước.
+ Thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng giảm về tỉ trọng, chỉ có khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 7,4% (năm 1995) lên 8,9% (năm 2005).
- Ý nghĩa sự chuyển dịch:
+ Nhìn chung cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nước ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập với thế giới.
- Tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) có xu hướng tăng nhanh (từ 22,7% năm 1990 lên 41,0% năm 2005) và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong GDP.
- Tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm thuỷ sản) có xu hướng giảm nhanh (38,7% năm 1990 va 40,5% năm 1991 xuống còn 21,0% năm 2005).
- Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) đang có sự biến động (tăng nhanh từ 1991 đến 1995, sau đó giảm nhẹ đến năm 2005),
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội:
a) Tích cực:
- Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, chiếm 84% tổng GDP của công nghiệp - xây dựng, chiếm 87% GDP ngành dịch vụ và đóng góp 80% ngân sách nhà nước).
- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.
- Sử dụng đông đảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
- Là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
b) Tiêu cực :
- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, đất do rác thải sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn…).
- Cạn kiệt tài nguyên.
- Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội (tai nạn giao thông, trộm cắp, tắc nghẽn giao thông…).
Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam:
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.
- Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa” để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị
- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :
- Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .
+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.
+ Vùng có số dân đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).
Ở nhiều thành phố nước ta, quá trình đô thị hóa đã dẫn đến nhiều hậu quả như: nạn thiếu việc làm, nghèo đói ngày càng tăng, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, gia tăng các tệ nạn xã hội.
Ví dụ:
- Ở Hà Nội, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề do các nguồn nước thải sinh hoạt trong thành phố.
- Ô nhiễm vùng biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình do nước thải công nghiệp của nhà máy Formusa đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản và đời sống của người dân vùng biển các khu vực này.
- Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
- Nạn thất nghiệp gia tăng.
- Dịch bệnh tràn lan (sốt xuất huyết).
Các phương hướng giải quyết việc làm:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý tới câc hoạt động dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay:
Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đang có xu hướng giảm từ 65,1% ( năm 2000) xuống còn 57,3% (năm 2005).
Lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 13,1 % ( năm 2000) lên đến 18,2% (năm 2005).
Lao động khu vực dịch vụ tăng từ 21,2 % (năm 2000) lên đến 24,5% ( năm 2005).
=> Xu hướng chuyển dịch như trên là theo hướng CNH – HĐH, tuy nhiên sự chuyển biến vẫn còn chậm.