Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dâ số vẫn tiếp tục tăng bởi vì:
- Nước ta có quy mô dân số lớn lại dân số trẻ chiếm tỉ trọng cao. Chính vì vậy, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. Do đó, dù tỉ lệ gia tăng dân số trong những năm qua có giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
- Ví dụ: Với quy mô dân số là 65 triệu người với tỉ lệ gia tăng dân số là 1,5% thì trung bình mỗi năm, nước ta sẽ có thêm 975 triệu người. Nhưng với quy mô dân số hiện nay là 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số là 1,3% thì trung bình mỗi năm nước ta sẽ có thêm 1, 1 triệu người.
a) Tích cực :
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
b) Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội :
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
Hậu quả của phân bố dân cư không hợp lí:
Sử dụng nguồn lao động sẵn có chưa hợp lí (nơi thừa, nơi thiếu lao động)
Các vùng đồi núi nhiều tài nguyên, khoáng sản lại thiếu nguồn nhân lực, lao động.
Tạo nên sự chênh lệch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân là người làm nên lịch sử.
- Không củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
* Những thắng lợi lịch sử:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, phát xít Nhật gần 5 năm và phong kiến gần chục thế kỷ. Mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ. Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, tiến lên xây dựng xã hội mới, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ, 30 năm giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Mở ra một kỷ nguyên mới: độc lập, thống nhất, đi lê chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi trong công cuộc đổi mới năm (1986) đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là phù hợp.
* Nguyên nhân:
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù trong lao động, chiến đấu kiên cường, dũng cảm.
- Có Đảng lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước.
hững khó khăn và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta sau 15 năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới:
Giai đoạn 1986–1990:
Nền kinh tế còm mất cân đối, lạm phát còn cao, lao động thiếu việc làm...
Chế độ tiền lương bất hợp lý.
Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, tệ nạn tham nhũng, hối lộ...chưa được khắc phục.
Giai đoạn 1991–1995:
Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm...
Tham nhũng, lãng phí, buôn lậu...chưa được ngăn chặn.
Sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, đời sống nhân dân còn khó khăn
Giai đoạn 1996–2000:
Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp.
Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.
Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
Những thành tựu về kinh tế - xã hội của nước ta trong 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới có ý nghĩa:
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
- Tăng niềm tin của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
Các kế hoạch 5 năm | Thành tựu | Hạn chế |
Kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 - 1990 | - Về lương thực-thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền mien, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. - Hàng hóa trên thị trường: Nhất là hàng tiêu dùng, dồi dà, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. - Kinh tế đối ngoại: mở rộng hơn trước về quy mô và hình thức. - Kiềm chế được một bước lạm phát. - Ở nước ta bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. - Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp lại. | - Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao. - Chế độ tiền lương bất hợp lí - Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp. |
Kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991 - 1995 | - Lạm phát từng bước bị đầy lùi. - Vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh. - Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. - Thu nhập của các tầng lớp nhân dân được cải thiện. - Mở rộng quan hệ đối ngoại. | - Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé. - Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra. - Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền. |
Kế hoạch Nhà nước 5 năm 1996 - 2000 | - Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Các doanh nghiệp trong nước từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài. - Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi. - Đời sống nhân dân được cải thiện. | - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc. - Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. - Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH. - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao. |
Nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch nhà nước 5 năm:
Giai đoạn 1986 – 1990
Nhiệm vụ, mục tiêu: tập trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông-lâm-ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.
Giai đoạn 1991 – 1995
Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.
Giai đoạn 1996 – 2000:
Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.
1. Về kinh tế:
- Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
2. Về chính trị:
- Xây dựng Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
1. Tình hình trong nước:
- Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
⟹ Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
2. Tình hình thế giới:
- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
- Công cuộc cải cách mở cửa 1978 của Trung Quốc đạt kết quả to lớn.
- Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác lâm vào khủng hoảng trầm trọng => Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.