a) - Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
- Tượng đồng: làm bằng kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim.
- Một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
b) - Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, giòn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc.
- Đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
c) - Ba và má: bố, cha, thầy, mẹ, u, bầm… - một trong những cách xưng hô đối với người sinh thành ra mình.
- Ba tuổi: biểu thị số năm sinh sống trên đời là 3.
a. Bàn
Cái bàn này đẹp quá
Bố mẹ tớ đang bàn bạc việc xây nhà.
b. Cờ
Lá cờ Tổ Quốc bay phấp phới trong gió
Cờ vua là môn thể thao yêu thích của em.
c. Nước
Cậu có uống nước không?
Nước ta có hình nhữ S uốn cong.
Số tiền lúc đầu người đó có là:
25 x 3 000 = 75 000 ( đồng)
Số quyển vở người đó có thể mua được là:
75 000: 1500 = 50 ( quyển)
Đáp số : 50 quyển vở
a) Tả hình dáng:
– cao >< thấp; cao >< lùn; to >< nhỏ; béo >< gầy; mập >< ốm;
– cao vống >< lùn tịt; to xù >< bé tí; to kềnh >< bé tẹo; béo múp >< gầy tong.
b) Tả hành động:
– khóc >< cười; đứng >< ngồi; lên >< xuống; vào >< ra.
c) Tả trạng thái.
– buồn >< vui; sướng >< khổ; khỏe >< yếu;
– khỏe mạnh >< ốm đau; sung sức >< mệt mỏi; lạc quan >< bi quan; phấn chấn >< ỉu xìu; vui sướng >< đau khổ; hạnh phúc >< bất hạnh.
d) Tả phẩm chất.
– tốt >< xấu; hiền >< dữ; lành >< ác; ngoan >< hư;
– khiêm tốn >< kiêu căng; hèn nhát >< dũng cảm; thật thà ><dối trá; trung thành >< phản bội; cao thượng >< hèn hạ; tế nhị >< thô lỗ.
a) Chịu thương chịu khó: Ca ngợi phẩm chất cần cù trong lao động, hiền hòa thủy chung trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam ta.
b) Dám nghĩ dám làm: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam ta không lùi bước trước khó khăn, luôn có ý chí vươn lên "cái khó ló cái khôn".
c) Muôn người như một: Ca ngợi truyền thống đoàn kết của người Việt Nam ta.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của): Ca ngợi người coi trọng đạo lí, coi nhẹ tiền của.
e) Uống nước nhớ nguồn: Ca ngợi phẩm chất ghi ơn, tạc dạ công lao của những người đi trước, luôn nhớ về cội nguồn tổ tiên, những người có công với nước, với dân.
a) Hòa bình >< chiến tranh, xung đột.
b) Thương yêu >< căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, hận thù, thù địch, thù nghịch...
c) Đoàn kết >< chia rẽ, bè phái, xung khắc,
d) Giữ gìn >< phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại...
Trả lời:
Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất từng tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường mang lại hiệu quả đích thực. Trước thực tế ấy, Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.
Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
Bài làm:
Khi dự định ra nước ngoài, người biết trước khi ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm, nhất là lúc đau ốm. Bên cạnh đó người cũng không có tiền.
- Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, theo lệnh Tôn Thất Thuyết quân ta tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp.
- Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại.
- Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá.
- Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.
Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần vương?
Trả lời:
Trường tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)
Trường THCS Đinh Công Tráng (Hà Nam)
Trường THCS Phan Đình Phùng (Hà Nội)
Đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội)
Đường Phạm bành (TP. Hồ Chí Minh)
Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng)