Hợp chất Bari Cacbonat BaCO3 - Cân bằng phương trình hóa học

Hợp chất Bari Cacbonat BaCO3

Hợp chất Bari Cacbonat BaCO3 - Cân bằng phương trình hóa học được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Với tài liệu này gồm các công thức hóa học giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức Hóa lớp 8. Mời các bạn tải về tham khảo

Phản ứng hóa học: BaCO3 + C → BaO + 2CO↑

Điều kiện phản ứng

- Đun nóng

Cách thực hiện phản ứng

- Cho BaCO3 tác dụng với C

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bari cacbonat phản ứng với cacbon thu được khí CO thoát ra

Bạn có biết

CaC2 cũng có phản ứng tương tự

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dung dịch Ba(HCO3)2 phản ứng với dung dịch nào sau đây không xuất hiện kết tủa?

A. dung dịch Ba(OH)2.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch Na2CO3.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + 2H2O

Ví dụ 2: Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

A. NaCl B. Ca(HCO3)2

C. KCl D. KNO3

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 + BaCO3 + 2H2O

Ví dụ 3: Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

A. NaCl B. Fe(NO3)3

C. KCl D. KNO3

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

3Ba(OH)2 + 2Fe(NO3)3 → 3Ba(NO3)2 + 2Fe(OH)3

Phản ứng hóa học: BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2↑ + BaSO4

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa trắng bari cacbonat và có khí CO2 thoát ra

Bạn có biết

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Bari có cấu trúc tinh thể theo kiểu nào?

A. Lập phương tâm khối

B. Lục phương

C. Lập phương tâm diện

D. Khác

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Bari có cấu trúc tinh thể dạng lập phương tâm khối

Ví dụ 2: Để bảo quản Bari người ta cất giữ ở đâu

A. trong không khí B. trong dầu

C. trong nước D. trong axit

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Vì bari nhạy cảm với không khí nên các mẫu bari thường được cất giữ trong dầu

Phản ứng hóa học: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch HCl

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch

Bạn có biết

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

A. NaCl B. NaHSO4

C. KCl D. KNO3

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → 2H2O + Na2SO4 + BaSO4

Ví dụ 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là:

A. 2e B. 4e

C. 3e D. 1e

Đáp án: A

Ví dụ 3: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:

A. Ba(OH)2. B. Na2CO3.

C. NaOH. D. NaCl

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

Phản ứng nhiệt phân: BaCO3 → BaO + CO2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: 1000 - 1450oC

Cách thực hiện phản ứng

- Nhiệt phân BaCO3

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bari cacbonat bị nhiệt phân tạo thành bari oxit và khí CO2

Bạn có biết

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chọn nội dung không chính xác khi nói về các nguyên tố nhóm IIA:

A. Đều phản ứng với dung dịch axit

B. Đều phản ứng với oxy

C. Đều có tính khử mạnh

D. Đều phản ứng với nước

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Be không tác dụng với nước

Ví dụ 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại bari nhóm

A. IA. B. IIIA.

C. IVA. D. IIA.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Ba thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

Ví dụ 3: Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: Ca(NO3)2, Na2CO3 , KHSO4, Ca(OH)2, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 3 B. 2

C. 5 D. 4

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

Phản ứng hóa học: BaCO3 + H2O + CO2 → Ba(HCO3)2

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho BaCO3 tác dụng với CO2 và H2O

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bari cacbonat bị hòa tan tạo thành bari hidrocacbonat

Bạn có biết

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là

A. Ba(OH)2. B. Ca(OH)2.

C. NaOH. D. Na2CO3.

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Lượng kết tủa thu được lớn nhất khi:

X chứa cation cũng tạo được kết tủa và có nguyên tử khối lớn nhất.

Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O + BaCO3

Ví dụ 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.

B. Một chất khí và không chất kết tủa.

C. Một chất khí và một chất kết tủa.

D. Hỗn hợp hai chất khí.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ (1);

Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Al(OH)3 (kt trắng keo) + BaSO4 (kt trắng) (2);

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (3);

Vậy sản phẩm thu được có một chất khí (H2) và một chất kết tủa (BaSO4).  

Phản ứng hóa học: BaCO3 + 2CH3COOH → H2O + CO2↑ + (CH3COO)2Ba

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch CH3COOH

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch

Bạn có biết

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, KHSO4, Ca(NO3)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 4 B. 2

C. 5 D. 3

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O

Ví dụ 2: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.

D. Không xuất hiện kết tủa.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Phản ứng hóa học: BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + H2O + CO2

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch HNO3

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch

Bạn có biết

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:

A. BaCl2. B. Na2CO3.

C. NaOH. D. NaCl

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Ví dụ 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là:

A. 2e B. 4e

C. 3e D. 1e

Đáp án: A

Ví dụ 3: Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:

A. 0. B. 3.

C. 2. D. 1.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

(a) Na2CO3 + BaCl2 → NaCl + BaCO3

(b) Không phản ứng

(c) NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Hợp chất Bari Cacbonat BaCO3 nằm trong bài Phản ứng hóa học của Bari (Ba) và Hợp chất của Bari - Cân bằng phương trình hóa học. Đây bao gồm những phản ứng hóa học kèm theo ví dụ giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn

............................................

Ngoài Hợp chất Bari Cacbonat BaCO3 - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Đánh giá bài viết
1 1.255
Sắp xếp theo

Từ điển Phương trình hóa học

Xem thêm