Hướng dẫn ra đề thi giữa và cuối học kì 1 môn Toán lớp 5

Hướng dẫn ra đề thi giữa và cuối học kì 1 môn Toán lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc cách soạn đề kiểm tra định kì 1 Toán lớp 5 chuẩn theo Thông tư 22, chi tiết cho từng nội dung học tròn chương trình. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo chi tiết.

Nội dung thiết kế đề kiểm tra định kì giữa và cuối học kì 1 lớp 5

1. Hình thức đề kiểm tra

a) Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Đề kiểm tra môn Toán kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan.

b) Thông thường hình thức trắc nghiệm khách quan có các dạng câu hỏi sau:

- Nhiều lựa chọn;

- Có/Không; Đúng/Sai phức hợp;

- Đối chiếu cặp đôi;

- Điền khuyết - yêu cầu các HS viết tiếp vào ô trống; chỗ chấm cho thích hợp; viết ra ý kiến, nhận định của mình hoặc giải thích lô-gíc.

- Câu hỏi ngắn

- Câu hỏi bằng hình vẽ

- Điền đáp án

2. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ

a) Căn cứ vào các mức độ câu hỏi/bài tập của Thông tư 22 để mô tả cụ thể hóa mỗi mức độ trong 4 mức độ đối với câu hỏi/bài tập môn Toán ở tiểu học, phù hợp với Chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung cốt lõi của từng thời điểm đánh giá.

b) Xây dựng câu hỏi/bài tập:

- Xác định mục tiêu (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.

- Xây dựng các đáp án.

- Dự kiến các bước học sinh sẽ tiến hành làm bài để xác thực mức độ, nội dung của câu hỏi/bài tập phù hợp với mục tiêu.

- Trong trường hợp nhận thấy mức độ câu hỏi/bài tập chưa phù hợp với mục tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó câu hỏi bằng cách tăng hay giảm thông tin trong câu hỏi.

- Mức độ 1: (Biết)

- Mức độ 2: (Hiểu)

- Mức độ 3: (Vận dụng trực tiếp)

- Mức độ 4: (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn)

3. Xây dựng đề kiểm tra

a) Quy trình xây dựng đề

Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo) để thiết kế một đề kiểm tra môn Toán ở tiểu học:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...)

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá)

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)

Bước 4: Dự kiến các phương án đáp án các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

b) Cách xác định nội dung kiểm tra

Dựa vào quy trình ở mục a, dưới đây chúng tôi trình bày một số nội dung chính:

- Nội dung kiểm tra được xác định rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán đến giữa học kì, trong học kì I hoặc cả năm học. Trong đó, cần xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra.

- Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cần tăng cường loại câu hỏi mở, câu hỏi có kết thúc mở bài tập phát huy năng lực tính toán, năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

c) Ví dụ gợi ý cách phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:

Có thể nói số câu hỏi, bài tập; mức độ của các câu hỏi bài tập và số điểm phân bố cho các câu hỏi bài tập trong một đề kiểm tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố không có một công thức hoặc nguyên tắc chung nào quy định về những điều trên trong một đề kiểm tra. Chính vì vậy, những ví dụ gợi ý sau đây hoàn toàn không bắt buộc, chỉ là tham khảo:

- Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. Chẳng hạn: số câu hỏi trắc nghiệm khách quan: khoảng 80%; số câu hỏi tự luận: khoảng 20%.

- Tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 20%; Mức 2: khoảng 30%; Mức 3: khoảng 30%; Mức 4: khoảng 20%.

d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 30 – 40 phút (theo thời gian của 1 tiết học theo từng lớp).

e) Ma trận đề kiểm tra

Để thuận tiện trong việc xác định các nội dung, đặc biệt là các nội dung trọng tâm, cũng như số lượng các câu hỏi/bài tập, các mức người ta có thể dùng một công cụ quen gọi là ma trận đề kiểm tra (bao gồm ma trận nội dung, ma trận câu hỏi/bài tập). Ma trận đề kiểm tra có thể coi là một kỹ thuật để xây dựng các đề kiểm tra có tính mô hình hóa. Tuy nhiên, đây không phải là một kỹ thuật bắt buộc phải sử dụng khi xây dựng đề kiểm tra.

- Ma trận nội dung: mỗi ô nêu nội dung kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đánh giá; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.

- Ma trận câu hỏi: mỗi ô nêu số thứ tự của câu hỏi trong đề; hình thức kiểm tra; số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.

Cách xây dựng đề kiểm tra định kì môn Toán lớp 5

*Đề kiểm tra môn Toán giữa và cuối học kì I lớp 5

a) Nội dung môn Toán giữa học kì I (khoảng 35 tiết) gồm:

- Số thập phân, hỗn số.

- Đơn vị đo độ dài; đơn vị đo diện tích.

- Tính được diện tích hình đã học.

b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán giữa học kì I:

- Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân, hỗn số; viết và chuyển đổi được các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân; một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”.

- Biết tên gọi, kí hiệu và các mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, diện tích, khối lượng; viết được số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng thập phân.

- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi; giải được các bài toán liên quan đến diện tích.

c) Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra:

- Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số thập phân; so sánh số thập phân; giải bài toán bằng cách “Tìm tỉ số” hoặc “Rút về đơn vị”; giải được các bài toán liên quan đến diện tích.

- Biết đổi đơn vị đo diện tích;

- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.

d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 40 phút

đ) Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:

- Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan (khoảng 70% - tương ứng 7 câu) và câu hỏi tự luận (khoảng 30% - tương ứng 3 câu). Phân phối mỗi câu hỏi 1 điểm;

- Căn cứ vào thời lượng, nội dung chương trình, phân phối tỉ lệ theo mạch kiến thức: Số học: khoảng 67% (7 câu); Đại lượng và đo đại lượng: khoảng 23% (2 câu); Hình học: khoảng 10% (1 câu); Giải toán có lời văn được tích hợp vào mạch kiến thức số học, hình học và chủ yếu ở mức 3, mức 4;

- Tỉ lệ các mức: Mức 1: khoảng 20% (2 câu); Mức 2: khoảng 20% (2 câu); Mức 3: khoảng 30% (3 câu); Mức 4: khoảng 30% (3 câu).

e) Ma trận đề kiểm tra:

Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán giữa và cuối học kì I lớp 5

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Số học: Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân, hỗn số; viết và chuyển đổi được các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân; một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”.

Số câu

02

01

02

02

07

Số điểm

02

01

02

02

07

Đại lượng và đo đại lượng: Biết tên gọi, kí hiệu và các mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, diện tích, khối lượng; viết được số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng thập phân.

Số câu

01

01

02

Số điểm

01

01

02

Yếu tố hình học: Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi; giải được các bài toán liên quan đến diện tích.

Số câu

01

01

Số điểm

01

01

Tổng

Số câu

02

02

03

03

10

Số điểm

02

02

03

03

10

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán giữa học kì I lớp 5:

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Số học

Số câu

02

01

01

01

02

01

07

Câu số

1, 2

4

5

7

8

9

2

Đại lượng và đo đại lượng

Số câu

01

01

01

Câu số

3

6

3

Yếu tố hình học

Số câu

01

02

Câu số

10

Tổng số câu

02

02

02

01

01

02

10

Tổng số

02

02

03

03

10

Tham khảo mẫu đề thi chi tiết tại file tải về.

Cách soạn đề kiểm tra định kì 1 Toán lớp 5 bao gồm chi tiết nội dung thiết kế, hình thức cách xây dựng đề thi, bảng ma trận chi tiết cho từng câu hỏi kiểm tra giữa và cuối học kì 1 Toán 5 chuẩn theo TT 22.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
1 2.500
Sắp xếp theo

Đề thi giữa kì 1 lớp 5

Xem thêm