Kể chuyện lớp 5: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Kể chuyện lớp 5 tuần 8: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về quan hệ giữa con người với thiên nhiên trang 79 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập kể chuyện Tiếng Việt lớp 5.

Đề bài SGK Tiếng Việt 5 trang 79: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Ngắn gọn

Câu chuyện kể về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên mà em yêu thích nhất là câu chuyện Người đi săn và con vượn.

Câu chuyện kể về một người thợ săn tài giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Một lần nọ, sau khi len lỏi vào rừng, ông đã nhìn thấy một con vượn to lớn. Ngay lập tức, ông truy đuổi theo nó và nhân lúc con vật lơ đễnh, ông liền lấy cung tên, bắn vào ngực nó. Con vượn rú lên một tiếng đầy dau đớn - tỏ rõ rằng tay nghề của bác thợ săn. Nhưng ông chưa kịp vui mừng, thì cảnh ông nhìn thấy lại vô cùng bất ngờ. Bởi con vượn ấy tuy đau đớn nhưng không gục ngã ngay, mà cố nặn sữa của mình ra chiếc lá lớn, đặt cạnh tảng đá - nơi có một chú vượn con đang nằm ngoan. Xong rồi, nó mới nằm gục xuống. Nhìn cảnh tượng ấy, trái tim người thợ săn đau thắt lại. Ông cảm thấy ân hận vô cùng. Nhìn chằm chằm vào chiếc cung tên trên tay, ông dùng sức bẻ gãy nó rồi ném xuống bụi cỏ. Từ hôm đó, người thợ săn từ bỏ hoàn toàn nghề đi săn của mình.

Câu chuyện có kết thúc thật buồn và khiến em trăn trở nhiều điều. Nhưng điều ý nghĩa nhất của câu chuyện, có lẽ là đã chạm đến trái tim người nghe. Nhắn nhủ đến chúng ta rằng các con vật cũng có tình cảm giống như con người. Vì vậy, không nên vì thú vui của mình mà săn bắt các động vật hoang dã.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 1

Ở vùng Hà Giang, Tuyên Quang,… có nhiều chim hoạ mi. Trong thế giới loài chim có nhiều giống chim đẹp, chim có giọng hót mê li: chim yến, chim khướu, chim sơn ca, chim chích choè,… Sáng sớm tinh mơ, chiều vàng ngả bóng, nơi vườn quê, nơi sườn non, nơi cánh rừng ngọn suối, tiếng chim hót véo von,… lắng tai nghe mà thấy yêu đời kì lạ. Tiếng chim của đất trời đối với em là khúc hát của quê hương, là bài ca của sự sống.

Tiếng chim nơi ngôi vườn của bà ngoại trong những tháng ngày hè, đối với em đã trở thành kỉ niệm. Nhất là tiếng hót của chim hoạ mi. Năm học lớp ba, em bị ốm nặng. Bố mẹ đi công tác xa. Em ở với bà. Bà chăm sóc thuốc men mãi mà em vẫn đau yếu, người xanh xao gầy tóp lại. Nhiều tuần, bà thức trắng đêm. Thế rồi, một hôm sau cơn mưa rào, trời hửng nắng. Em đang nằm chập chờn, bỗng nghe chim hót trên cây nhãn vườn bà. Hai con chim trống mái thi nhau cất tiếng hót véo von, lảnh lót, réo rắt. Lần đầu trong cuộc đời, em mới được nghe chim hót hay như thế. Tiếng hót hoạ mi nghe thật “mê”, và kì lạ thay, cơn sốt chiều ấy dịu dần trong bóng chiều buông. Em thấy nhẹ nhàng, lâng lâng và ngủ say lúc nào không biết.

Sáng hôm sau, rồi chiều hôm sau, cặp chim hoạ mi lại đến hót ở vườn bà. Qua cành nhãn, em nhìn thấy hoạ mi đang sát cánh nhau cùng hót. Lúc đầu, em ngỡ hoạ mi phải đẹp lắm mới có giọng hót hay như thế. Nhưng không phải, lông hoạ mi không rực rỡ sắc màu như hoàng yến, như chim thiên đường,… mà chỉ khoác một màu nâu đỏ bình dị, mộc mạc. Xung quanh mắt chim có một vành lông trắng kéo dài từ đuôi mắt ra sau gáy, như một nét vẽ lượn sóng. Người ta gọi các “mi vẽ” ấy là “hoạ mi”, sau trở thành tên của con chim ca sĩ này chăng? Cái mỏ màu ngà, cái cổ rướn cao,… hoạ mi hót mê say, cả vườn cây như lắng nghe âm thanh lúc trong lúc đục, lúc nhặt lúc khoan, đầm ấm ríu ran. Hoạ mi hót sớm sớm chiều chiều như tiếng đàn thần kì đã làm cho em khỏi bệnh. Hơn tuần lễ sau, chim hoạ mi bay đến vườn quê khác, cánh rừng khác, em cứ bâng khuâng mãi. Có nhiều đêm nằm mơ, em vẫn nghe thấy hoạ mi hót.

Về lại thành phố, em kể với bố mẹ về tiếng chim hoạ mi hót nơi vườn bà. Hình như sau đó, mẹ em viết thư cho anh trai em, một sĩ quan Công an Biên phòng Tây Bắc. Tết năm ấy, anh về phép thăm nhà và mang về cho em một đôi chim hoạ mi làm quà. Mỗi con được nhốt trong một chiếc lồng son vô cùng xinh xắn. Cả nhà ai cũng thích đôi chim hoạ mi ấy. Anh trai em còn cho biết: “ở các chợ miền núi, người ta nuôi và bán chim hoạ mi không chỉ để nghe giọng hót mà còn cho nó chọi nhau. Thế võ tranh hùng của hoạ mi lúc kịch chiến hấp dẫn lắm!…”.

Rồi độ tháng sau, em mở lồng cho chim hoạ mi bay đi. Em viết thư cho anh trai: “Anh ơi, hoạ mi đã làm cho em khỏi bệnh. Em đã trả lại tự do cho đôi chim hoạ mi là để tạ ơn loài chim thảo hiền ấy. Chắc là anh đồng tình với việc làm của em?”… Mẹ em bảo: “Con còn bận học, thì giờ đâu mà nuôi chim? vả lại, con chim nào cũng cần tự do. Bầu trời bao la mới chính là cái lồng chim con ạ! Con làm thế là rất đúng…”.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 2

Thiên nhiên tươi đẹp, kì thú, hoà hợp tương hỗ lẫn nhau. Mọi vật xung quanh ta đều tồn tại trên cơ sở đó. Nhưng con người, vì những nhu cầu cá nhân hoặc tính tham lam đã làm tổn hại những yếu tố tự nhiên theo một cách thiếu suy nghĩ. Câu chuyện “Người đi săn và con vượn” em đã học lúc lớp Ba đáng để loài người suy ngẫm.

Có một người thợ săn lành nghề, bắn rất giỏi, bách phát bách trúng, chưa hề bắn trượt một con thú nào. Con thú nào gặp người thợ săn đó là cầm chắc cái chết.

Một hôm, ông xách nỏ vào rừng săn bắn. Ông thấy một con vượn mẹ ngồi ôm con trên tảng đá, ông nhẹ nhàng giương nỏ bắn một mũi tên trúng tim nó. Vượn mẹ giật mình, nó hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn một cách căm giận. Tay vượn mẹ vẫn không rời vượn con. Máu ở vết thương của nó rỉ ra, ướt hết cả ngực. Bỗng vượn mẹ đặt con xuống, vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con. Đoạn nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng vượn con. Vượn mẹ chăm chú nhìn vượn con, nét mắt của nó vô cùng đau khổ. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tiên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.

Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, người thợ săn đứng lặng, nước mắt chảy ròng. Người đi săn vô cùng hối hận. Lúc ấy, một câu hỏi vang lên trong đầu ông: “Vượn mẹ chết, rồi đây vượn con sẽ sống ra sao?”. Càng nghĩ càng thấy đau lòng, người đi săn bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, người thợ săn bỏ nghề săn thú.

Tình yêu con của vượn mẹ đã đánh thức tâm trí của người thợ săn, để đọng lại trong tim ông nỗi niềm ân hận day dứt. Ông bỏ nghề thợ săn là quyết định đúng. Chuyện kể cũng là lời cảnh báo cho toàn thể loài người, khơi dậy trong tâm hồn con người lòng từ ái đối với vạn vật, hoa lá, chim muông. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ chính mình.

Cái chết của vượn mẹ, cái lá đựng sữa của vượn mẹ đặt gần con là thông điệp tố cáo sự tàn nhẫn của con người, rất may mắn là bác thợ săn đã nhận thức đúng lúc: bác bỏ nghề để không còn bắn giết thú rừng nữa.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 3

Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện về Sự tích sông Cửu Long mà tôi đọc được.

Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau:

Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo:

- Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc.

Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông.

Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc.

Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 4

Hôm sinh nhật, Hùng nhận được rất nhiều quà. Nhưng cậu ta thích nhất là chiếc lồng bẫy chim của người anh họ gửi cho. Chiếc lồng làm bằng những thanh tre vuốt tròn. Phía trên có một cái lưới và miếng gỗ nhỏ, rắc thức ăn lên đó để ngoài sân, hễ chim đậu vào mổ thóc là miếng gỗ bật lên, lưới ụp xuống. Hùng mừng quá, chạy khoe với bố. Bố bảo:

- Thứ đồ chơi này không tốt. Con không nên bắt chim làm gì!

- Con sẽ nhốt chim vào lồng và nuôi cho chim hót.

Rồi Hùng lấy thóc rắc lên miếng gỗ, đem bẫy đặt ngoài vườn. Hùng nấp vào gốc cây, chờ mãi vẫn không thấy con chim nào bay tới. Hùng để bẫy ở đó đi ăn cơm trưa. Sau bữa ăn, cậu vui mừng thây lưới đã sập. Một chú chim nhỏ đang giãy giụa trong lưới. Hùng bắt chim bỏ vào lồng và chạy vào khoe với bố:

- Bố ơi, bố xem này, con bẫy được một chú họa mi.

- Đây là chim sâu, đừng làm tội nó con ạ! Tốt hơn thì con thả nó ra …

Hùng thưa lại bố:

- Bố yên tâm, con sẽ chăm sóc nó chu đáo!

Mấy hôm đầu, Hùng đều rắc thóc cho chim, thay nước, rửa lồng ... Đến ngày thứ năm, Hùng quên mất. Bố Hùng bảo:

- Đây, con quên chim rồi. Cứ thả nó ra là hơn.

- Con sẽ không quên nữa! Con đi lấy thóc và thay nước ngay bây giờ. Tội nghiệp chú chim nhỏ của tôi!

Hùng mở cửa lồng lau chùi. Chú chim sợ hãi, cuống cuồng đập cánh bay khắp lồng. Hùng dọn sạch lồng xong, bỏ đi lấy thóc và nước mà quên đóng cửa lồng. Hùng vừa bước đi, chú chim nhỏ vội bay qua cửa sổ thoát thân. Không ngờ, chim đập đầu vào cửa kính ngã lăn xuống nền nhà. Hùng vội chạy đến bắt chim bỏ vào lồng. Chú chim nhỏ nằm bẹp xuống, sải cánh và thở mệt nhọc. Hùng nhìn chim rồi nước mắt chảy:

- Bố ơi, con làm thế nào bây giờ hả bố?

Bố nhìn con lắc đầu:

- Biết làm thế nào được nữa!

Suốt ngày, Hùng không rời chiếc lồng. Con chim nhỏ vẫn nằm thở dồn dập. Sáng hôm sau, Hùng lại gần lồng chim. Con chim nhỏ đã nằm ngửa, chân duỗi thẳng cứng đờ. Từ đấy, Hùng không bao giờ bẫy chim nữa.

Câu chuyện có ý nghĩa thật sâu sắc. Chim chóc cũng như con người phải được sống tự do và sống cùng đồng loại. Nếu cô đơn và mất tự do, chim cũng vô cùng đau đớn và khó bề sống nổi.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 5

CÂU CHUYỆN “CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG”

Tôi đã từng nghe ai đó nói: Thiên nhiên là bạn tốt của con người. Thiên nhiên đem đến cho con người môi trường sinh sống, đem đến bao loài hoa thơm trái ngọt, bao loài động vật hữu ích,… Ấy vậy mà có hai cậu bé đã không quý trọng thiên nhiên. Chỉ vì thú vui của mình, hai cậu đã vô tình làm hại chết chú sơn ca và loài cúc trắng.

Bên bờ rào của khu vườn nọ, giữa đám cỏ dại, một bông cúc vừa nở những cánh hoa trắng tinh. Dưới nắng, bông cúc y như chiếc chén nhỏ bằng ngọc lấp lánh. Vẻ đẹp ấy đã làm sơn ca đang bay phải sà xuống, líu lo hót rằng:

- “Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!"

Bông cúc trắng nghiêng đầu lắng nghe, lòng sung sướng khôn tả. Chim véo von quanh cúc hồi lâu rồi mới bay vút lên bầu trời xanh thẳm.

Sáng sớm hôm sau, khi bông cúc trắng vừa xoè cánh đón bình minh và háo hức chờ đợi sơn ca tới thì đã nghe thấy tiếng hót buồn thảm văng vẳng phía xa. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc trắng muốn cứu bạn mà chẳng làm gì được.

Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng cho chim ăn. Sơn ca bị giam cầm, cổ họng khô bỏng vì khát nước. Nó rúc mỏ vặt đám cỏ ướt cho đỡ đói. Bông cúc trắng toả hương thơm ngào ngạt an ủi bạn. Sơn ca dù đói khát, chú ăn hết đám cỏ nhưng vẫn không đụng đến bông hoa. Màn đêm buông xuống tối đen. Hai cậu bé quên bẵng chú chim khốn khổ, không cho nó một giọt nước nào. Đêm ấy, chú sơn ca lìa đời. Bông cúc trắng thương xót bạn, khóc hết nước mắt, héo lả đi bên xác sơn ca.

Sáng ra, thấy chú chim đã chết, hai cậu bé tỏ vẻ ân hận và tiếc nuối. Hai cậu đặt xác sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp rồi chôn cất cẩn thận. Tội nghiệp con chim bé nhỏ! Khi nó còn sống, các cậu đã để mặc nó chết vì tù túng và đói khát. Còn bông cúc trắng, giá các cậu đừng vô tình thì hôm nay nó vẫn xinh tươi đùa vui nắng mặt trời.

Câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” rất hay phải không các bạn? Nếu hai cậu bé không bắt nhốt chú sơn ca, không ngắt đám cỏ thì đã không gây ra chuyện buồn như vậy. Chúng ta phải biết gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên để người bạn đặc biệt này luôn xanh tươi các bạn nhé!

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 6

Cá heo là loài cá thông minh, thích nghe ca hát và nhảy múa. Cá heo rất gần gũi với con người. Chúng sẵn sàng cứu giúp người gặp tai nạn ở biển. Câu chuyện kể sau đây minh hoạ cho nhận định đó.

A-ri-ôn là nghệ sĩ nối tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi hát ở đảo Xi-rin, ông đạt giải nhất và nhận được nhiều tặng phẩm quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì thuỷ thủ trên tàu chỗ ông nổi lòng tham, cướp hết tặng phẩm và đòi giết A-ri-ôn.

Nghệ sĩ xin được hát bài hát ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tài cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp đinh ninh ông đã chết và dong buồm trở về đất liền. Những tên cướp không hề biết rằng khi tiếng đàn và tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến, vây quanh con tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đă cứu A-ri-ôn. Chúng đưa A-ri-ôn quay trở về đất liền nhanh hơn con tàu của bọn cướp biển. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới quay về tới đất liền. Vua cho gọi bọn chúng và gặng hỏi về cuộc hành trình. Bọn cướp bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đoàn thuỷ thủ sững sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã xuất hiện những đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm của con người với loài cá thông minh.

Do có tập tính khác với những loài cá thông thường nên cá heo là đối tượng được nuôi và nghiên cứu nhiều nhất. Cá heo thích nghe ca hát và nhảy múa. Chúng thường cứu những thuyền chài đi biển gặp nạn. Vì thế, ở những làng chài, cá heo được lập bàn thờ để thờ và được ngư dân tôn quý gọi bằng Ông.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 7

(Sự tích chú Cuội cung trăng)

Những ngày thơ bé, em thường thích nằm vào lòng bà, bên chiếc chõng tre để nghe bà những câu chuyện cổ tích ngày xưa. Và trong đêm nay trăng sáng, bà đã kể về sự tích chú Cuội cung trăng. Câu chuyện khiến em vô cùng thích thú và chú ý lắng nghe từng lời của bà.

Truyện kể rằng, ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.

Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.

Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:

– Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó, con hãy nhớ nhé!

Nói xong rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở phía đông góc vườn nhà mình, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn nên ngày nào chú Cuội cũng tưới cây bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.

Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn. Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.

Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm, Nhưng có một hôm, vợ chàng bị ngã vỡ đầu, chàng phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Thế mà vợ chàng vẫn tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.

Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Dù đã dặ vợ không được tưới nước giải vào cây quý nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.

Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa….

Nhìn lên vầng trăng sáng trên bầu trời, em như thấy hình ảnh chú Cuội ngồi đó bên cạnh gốc cây quý. Câu chuyện cổ tích không chỉ ca ngợi tấm lòng nhân hậu của chú Cuội, đã dùng cây thuốc quý để cứu người khi bị bệnh mà còn thể hiện ước mơ của loài người được bay lên không trung, vào vũ trụ rộng lớn bao la. Câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta khi làm việc gì cần thận trọng trong mọi công việc, tránh để xảy ra những việc đáng tiếc như gia đình nhà Cuội.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 8

(Những người bạn tốt)

Cá heo là loài cá thông minh, thích nghe ca hát và nhảy múa. Cá heo rất gần gũi với con người. Chúng sẵn sàng cứu giúp người gặp tai nạn ở biển. Câu chuyện kể sau đây minh hoạ cho nhận định đó.

A-ri-ôn là nghệ sĩ nối tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi hát ở đảo Xi-rin, ông đạt giải nhất và nhận được nhiều tặng phẩm quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì thuỷ thủ trên tàu chỗ ông nổi lòng tham, cướp hết tặng phẩm và đòi giết A-ri-ôn.

Nghệ sĩ xin được hát bài hát ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tài cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp đinh ninh ông đã chết và dong buồm trở về đất liền. Những tên cướp không hề biết rằng khi tiếng đàn và tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến, vây quanh con tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đă cứu A-ri-ôn. Chúng đưa A-ri-ôn quay trở về đất liền nhanh hơn con tàu của bọn cướp biển. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới quay về tới đất liền. Vua cho gọi bọn chúng và gặng hỏi về cuộc hành trình. Bọn cướp bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đoàn thuỷ thủ sững sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã xuất hiện những đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm của con người với loài cá thông minh.

Do có tập tính khác với những loài cá thông thường nên cá heo là đối tượng được nuôi và nghiên cứu nhiều nhất. Cá heo thích nghe ca hát và nhảy múa. Chúng thường cứu những thuyền chài đi biển gặp nạn. Vì thế, ởnhững làng chài, cá heo được lập bàn thờ để thờ và được ngư dân tôn quý gọi bằng Ông.

Kể chuyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Mẫu 9

(Người đi săn và con vượn)

Thiên nhiên tươi đẹp, kì thú, hoà hợp tương hỗ lẫn nhau. Mọi vật xung quanh ta đều tồn tại trên cơ sở đó. Nhưng con người, vì những nhu cầu cá nhân hoặc tính tham lam đã làm tổn hại những yếu tố tự nhiên theo một cách thiếu suy nghĩ. Câu chuyện “Người đi săn và con vượn” em đã học lúc lớp Ba đáng để loài người suy ngẫm.

Có một người thợ săn lành nghề, bắn rất giỏi, bách phát bách trúng, chưa hề bắn trượt một con thú nào. Con thú nào gặp người thợ săn đó là cầm chắc cái chết.

Một hôm, ông xách nỏ vào rừng săn bắn. Ông thấy một con vượn mẹ ngồi ôm con trên tảng đá, ông nhẹ nhàng giương nỏ bắn một mũi tên trúng tim nó. Vượn mẹ giật mình, nó hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn một cách căm giận. Tay vượn mẹ vẫn không rời vượn con. Máu ở vết thương của nó rỉ ra, ướt hết cả ngực. Bỗng vượn mẹ đặt con xuống, vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con. Đoạn nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng vượn con. Vượn mẹ chăm chú nhìn vượn con, nét mắt của nó vô cùng đau khổ. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tiên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.

Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, người thợ săn đứng lặng, nước mắt chảy ròng. Người đi săn vô cùng hối hận. Lúc ấy, một câu hỏi vang lên trong đầu ông: “Vượn mẹ chết, rồi đây vượn con sẽ sống ra sao?”. Càng nghĩ càng thấy đau lòng, người đi săn bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, người thợ săn bỏ nghề săn thú.

Tình yêu con của vượn mẹ đã đánh thức tâm trí của người thợ săn, để đọng lại trong tim ông nỗi niềm ân hận day dứt. Ông bỏ nghề thợ săn là quyết định đúng. Chuyện kể cũng là lời cảnh báo cho toàn thể loài người, khơi dậy trong tâm hồn con người lòng từ ái đối với vạn vật, hoa lá, chim muông. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ chính mình. Cái chết của vượn mẹ, cái lá đựng sữa của vượn mẹ đặt gần con là thông điệp tốcáo sự tàn nhẫn của con người, rất may mắn là bác thợ săn đã nhận thức đúng lúc: bác bỏ nghề để không còn bắn giết thú rừng nữa.

----------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 5: Trước cổng trời

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết
536 91.073
10 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thành Long Trần
    Thành Long Trần

    Hay quá

    Thích Phản hồi 05:16 24/10
    • tuan kiet nguyen
      tuan kiet nguyen

      help

      Thích Phản hồi 21:54 01/11
      • tuan kiet nguyen
        tuan kiet nguyen

        🧍


        Thích Phản hồi 21:54 01/11
        • tuan kiet nguyen
          tuan kiet nguyen

          help

           ()

          OO

          Thích Phản hồi 21:55 01/11
          • Lan Hoàng
            Lan Hoàng

            qua hayyyyy!!!!!!!!!!!


            Thích Phản hồi 24/10/22
            • Lan Hoàng
              Lan Hoàng

              💋


              Thích Phản hồi 24/10/22
              • Hà Nguyễn
                Hà Nguyễn

                hay quá, cảm ơn vn.doc


                Thích Phản hồi 25/10/22
                • Hà Nguyễn
                  Hà Nguyễn

                  Các bạn nên sự dụng trang web này vì thông tin chính xác của nó lên đến 99,9%

                  Thích Phản hồi 25/10/22
                  • vu huan
                    vu huan hayyyy quaaaaaa
                    Thích Phản hồi 29/10/20
                    • Tsuyuri Kanao
                      Tsuyuri Kanao

                      👍


                      Thích Phản hồi 13/11/22

                      Tiếng Việt lớp 5

                      Xem thêm