Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học Mô Đun 2

Kế hoạch hoạt động dạy học giáo dục trong trường Tiểu học

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học là tài liệu học tập và để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp thầy cô nghiên cứu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau khi tham gia tập huấn – bồi dưỡng mô đun 2.

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học

1. Tổng quan khóa bồi dưỡng

Khóa bồi dưỡng “Quản trị nhân sự trong trường tiểu học” là một trong những khóa bồi dưỡng quan trọng để triển khai thực hiện CTGDPT 2018, tiếp nối ngay sau khóa bồi dưỡng về “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học”. Khóa bồi dưỡng này được thiết kế dành cho học viên là cán bộ quản lý các trường tiểu học để trở thành lực lượng cốt cán hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng CBQL đại trà nhằm triển khai CTGDPT 2018.

Khóa bồi dưỡng tập trung vào những vấn đề cốt lõi, quan trọng của quản trị nhân sự trong nhà trường tiểu học nói chung và quản trị nhân sự đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện CTGDPT 2018 nói riêng. Các nội dung được tiếp cận trên nền tảng lý luận về quản trị nhân sự và dựa trên những tiếp cận hiện đại về hoạt động bồi dưỡng GV, NV, CBQL như: tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp, tiếp cận theo chuẩn,... Các cách tiếp cận này được chọn lọc, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn của quản lý giáo dục và quản trị nhà trường ở Việt Nam hiện nay.

Mục tiêu chung của mô đun “Quản trị nhân sự trong trường tiểu học” nhằm hướng dẫn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện quản trị nhân sự trong nhà trường đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện CTGDPT 2018.

Khóa bồi dưỡng được thiết kế theo phương pháp kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến và bồi dưỡng trực tiếp, trong đó có 05 ngày tự học online trước khi tập huấn trực tiếp, 03 ngày tập huấn theo phương thức giáp mặt nhằm tăng cường sự tương tác giữa báo cáo viên với học viên và giữa học viên với học viên, chú trọng tổ chức hoạt động để học viên được trải nghiệm và thực hành nhằm tạo ra các sản phẩm cụ thể theo kết quả cần đạt của khoá bồi dưỡng, sau đó học viên có 07 ngày để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập cuối khoá và nộp bài làm trên hệ thống học tập trực tuyến.

Tài liệu khóa bồi dưỡng được biên soạn dành cho hai đối tượng khác nhau là báo cáo viên với học viên. Các nguồn học liệu phục vụ cho tập huấn được xây dựng đa dạng để báo cáo viên và học viên thuận lợi trong tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ học tập cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên.

2. Yêu cầu cần đạt của khóa bồi dưỡng

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng về “Quản trị nhân sự trong trường tiểu học”, học viên:

1) Phân tích được yêu cầu về đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học; vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng đối với việc phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học;

2) Đánh giá tình hình đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học (số lượng, cơ cấu, chất lượng, vấn đề cần ưu tiên giải quyết, nguyên nhân);

3) Phân tích, đánh giá được kế hoạch phát triển đội ngũ của một trường tiểu học; lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học (mục tiêu, hoạt động, kết quả cần đạt, thời gian, người thực hiện, điều kiện thực hiện);

4) Đánh giá được công tác chỉ đạo của hiệu trưởng trong tạo động lực, hướng dẫn, giải quyết xung đột… trong trường tiểu học qua một số trường hợp thực tế (case studies);

5) Xây dựng kế hoạch tự học, kế hoạch tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị nhân sự trong trường tiểu học.

3. Nội dung chính

Quản trị nhân sự có lý thuyết khoa học hoàn chỉnh với nhiều cách tiếp cận đa dạng, tuy nhiên với mục tiêu bồi dưỡng cho hiệu trưởng trưởng tiểu học về quản trị nhân sự trong nhà trường nhằm thực hiện CTGDPT 2018, tài liệu “Quản trị nhân sự trong trường tiểu học” gồm 6 nội dung:

  • Nội dung 1: Yêu cầu về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học nhằm thực hiệnChương trình giáo dục phổ thông 20
  • Nội dung 2: Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học.
  • Nội dung 3: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học.
  • Nội dung 4: Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong nhà trường; quản lý, giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường.
  • Nội dung 5: Giám sát, đánh giá hoạt động của đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học.
  • Nội dung 6: Xây dựng kế hoạch tự học, kế hoạch tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị nhân sự trong nhà trường tiểu học.

4. Tổ chức hoạt động học tập (bồi dưỡng trực tiếp)

Nội dung 1: Yêu cầu về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(4 tiết)

Yêu cầu cần đạt:

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên:

- Phân tích được yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên và CBQLCSGD cấp tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT, Chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT nhằm thực hiện CTGDPT 2018.

- Phân tích được vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng đối với việc phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trường tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.

Hoạt động học tập:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về yêu cầu CTGDPT 2018 và vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng trong phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trường tiểu học

90 phút

Nhiệm vụ của học viên

Nhiêm vụ 1: Thảo luận cặp đôi về yêu cầu dạy học, giáo dục theo CTGDPT 2018

- Đặt các câu hỏi và cùng trao đổi về các yêu cầu của CTGDPT 2018 mà cá nhân còn chưa rõ trong quá trình học trực tuyến.

- Thảo luận chung về yêu cầu dạy học, giáo dục theo CTGDPT 2018.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Những điểm điểm mới của các môn học (tên môn học/hoạt động giáo dục, số tiết), yêu cầu đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh theo CTGDPT 2018 là gì?

2. Có những yêu cầu gì về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục theo CTGDPT 2018 của trường tiểu học?

3. Những yêu cầu về đội ngũ GV, NV, CBQL để thực hiện dạy học, giáo dục theo CTGDPT 2018 của trường tiểu học là gì?

4. Hiệu trưởng trường tiểu học cần thực hiện nhiệm vụ gì để phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018?

Nhiệm vụ 3: Báo cáo kết quả.

- Trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0/máy tính.

- Cử đại diện nhóm báo cáo về kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

30 phút

30 phút

30 phút

Tài liệu, học liệu

Tài liệu học tập Nội dung 1 mục 1.1. và mục 1.2.

Đánh giá

- Kết quả làm việc nhóm của học viên.

- Tinh thần chủ động, tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học (5 tiết)

Yêu cầu cần đạt:

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên sẽ:

  • Đánh giá đúng tình hình đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học để thực hiện CTGDPT 2018 trên các phương diện số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ.
  • Phân tích được thực trạng đội ngũ GV, NV, CBQL của trường tiểu học, xác định được các vấn đề cần ưu tiên giải quyết và các bên có liên quan để giải quyết được các vấn đề đó.

Hoạt động học tập:

Hoạt động 2. Thảo luận nhóm về đánh giá thực trạng đội ngũ GV, NV, CBQL trường tiểu học theo yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018

180

phút

Nhiệm vụ của học viên:

Nhiệm vụ 1. Thảo luận toàn lớp về case study 01 – Trường Tiểu học Sơn Đông (video về thực trạng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Sơn Đông).

- Xem video giới thiệu đội ngũ GV, NV, CBQL của Trường Tiểu học Sơn Đông

- Nghiên cứu về thực trạng đội ngũ của Trường Tiểu học Sơn Đông

- Chỉ ra điểm mạnh, yếu về đội ngũ GV, NV, CBQL của nhà trường theo yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.

Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm để hoàn thành các công việc sau đây:

- Lựa chọn trường tiểu học của 1 học viên trong nhóm để phân tích số lượng GV của nhà trường theo môn học/hoạt động giáo dục theo CTGDPT 2018 (đủ/thiếu/thừa) (Bảng 2.1)

- Phân tích năng lực nghề nghiệp của giáo viên để thực hiện CTGDPT 2018 trong một nhà trường (giáo viên tốt hỗ trợ đồng nghiệp/giáo viên trung bình/giáo viên cần hỗ trợ) (Bảng 2.2)

- Nhận xét về số lượng/chất lượng: mạnh/yếu/thuận lợi/khó khăn

- Vấn đề cần quan tâm giải quyết, nguyên nhân? (Bảng 2.4)

Nhiệm vụ 3: Báo cáo kết quả

- Trình bày kết quả lên giấy A0

- Trưng bày sản phẩm thảo luận do nhóm đã thực hiện, tham khảo các sản phẩm của các nhóm khác (kĩ thuật phòng tranh).

30 phút

60 phút

60 phút

Tài liệu, học liệu

1. Tài liệu học tập Nội dung 2

2. Bảng 2.1 – Mục 2.4.1

3. Bảng 2.2 – Mục 2.4.1

4. Bảng 2.3 – Mục 2.4.1

5. Bảng 2.4 – Mục 2.5.1

Đánh giá

- Kết quả làm việc nhóm của học viên

- Tinh thần chủ động, tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập

Nội dung 3: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học (8 tiết)

Yêu cầu cần đạt:

Sau khi hoàn thành nội dung 3, học viên có thể:

  • Xác định được những nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.
  • Phân tích, đánh giá được kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQLcủa một trường tiểu học áp dụng công cụ đánh giá theo tiêu chí;
  • Phân tích được quy trình xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học;
  • Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trong trường tiểu học.

Hoạt động học tập:

Hoạt động 3. Nghiên cứu rubric và đánh giá kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL để hiểu về yêu cầu lập kế hoạch

80 phút

Nhiệm vụ của học viên:

Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL của trường tiểu học (phụ lục 3.1)

Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu rubric đánh giá kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL của trường tiểu học (phụ lục 3.2)

Nhiệm vụ 3. Thảo luận nhóm và đánh giá 01 kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL của trường tiểu học (minh họa) theo các tiêu chí của rubric.

Tài liệu, học liệu:

1. Tài liệu học tập Nội dung 3, mục 3.2.

2. Phiếu học tập hoạt động 3.

3. Rubric đánh giá (phụ lục 3.2)

Đánh giá:

Giảng viên đánh giá dựa trên kết quả báo cáo nhóm trực tiếp.

Hoạt động 4. Xác định số lượng giáo viên cần bổ sung theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học

100 phút

Nhiệm vụ của học viên:

- Nhiệm vụ 1. Xác định các cơ sở pháp lý và thực tiễn để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung theo lộ trình thực hiện chương trình GDPT 2018.

- Nhiệm vụ 2: Xác định số lượng giáo viên cần bổ sung theo lộ trình thực hiện chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học

- Nhiệm vụ 3. Phân tích thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong phân công chuyên môn cho giáo viên đáp ứng lộ trình thực hiện CTGDPT 2018.

- Nhiệm vụ 4. Đề xuất tham mưu với cấp trên về công tác bổ sung giáo viên đáp ứng yêu cầu của phân công chuyên môn theo CTGDPT 2018.

Tài liệu, học liệu:

1. Tài liệu Nội dung 3, mục 3.1

2. Phiếu học tập hoạt động 4

3. Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 23/6/2017 của Bộ GDĐT ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

4. Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập

Đánh giá:

Kết hợp tự đánh giá và đánh giá của giảng viên thông qua nhận xét báo cáo sản phẩm

Hoạt động 5. Thực hành lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

180 phút

Nhiệm vụ của học viên:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các bước lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL ở trường tiểu học đáp ứng CTGDPT 2018.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn trường tiểu học điển hình trong nhóm thực hành lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng CTGDPT 2018

Nhiệm vụ 3: Trao đổi, đánh giá chéo và hoàn thiện kế hoạch sau khi nghe ý kiến trao đổi từ đồng nghiệp và giảng viên

Tài liệu, học liệu:

1. Tài liệu Nội dung 3.

2. Bảng tiêu chí đánh giá kế hoạch (phụ lục 3.2)

3. Khung phân bố nguồn lực thực hiện kế hoạch (phụ lục 3.3)

Đánh giá:

- Kết hợp tự đánh giá và đánh giá của giảng viên thông qua nhận xét báo cáo sản phẩm

- Hoàn thành phiếu đánh giá kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL ở trường tiểu học đáp ứng CTGDPT 2018.

PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 3

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

Học viên làm việc theo nhóm: đánh giá kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL ở 01 trường tiểu học

PHÒNG GD-ĐT ……..

TRƯỜNG TH ...

Số /KH-TH…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

, ngày …. tháng … năm …

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC ...

GIAI ĐOẠN …

1. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL Trường tiểu học…. được xây dựng dựa trên những căn cứ cơ bản dưới đây:

- Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT, ban hành CTGDPT;

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển của nhà trường, quy mô phát triển Trường tiểu học...;

- Căn cứ tình hình đội ngũ GV, NV, CBQL hiện nay của Trường tiểu học….

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ HIỆN NAY

Hiện tại: có 32 GV, NV, CBQL (trong đó có 1 bảo vệ )

Ban Giám hiệu: 02, Tổ hành chính: 03, Tổ khối 1: 05, Tổ khối 2: 05, Tổ khối 3: 06, Tổ khối 4: 05, Tổ khối 5: 05

Điểm mạnh:

- Số lượng: đầy đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng, đủ các loại hình giáo viên, nhân viên.

- Trình độ đào tạo: đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 15/6 nữ, tỷ lệ trên chuẩn là 57,69%

- Kết quả đánh giá tay nghề năm học 2018-2019:

+ Loại xuất sắc: 14, tỷ lệ: 43,75% + Loại khá: 07, tỷ lệ: 21,8%

+ Loại trung bình: 02, tỷ lệ: 6,25% + Loại yếu: 02, tỷ lệ: 6,25%

- Tinh thần thái độ làm việc: tận tuỵ với công việc, có tinh thần yêu nghề mến trẻ.

- Thích học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Điểm yếu:

- Có một ít giáo viên, nhân viên tuổi đời cao, sức khoẻ kém, ngại khó nên ảnh hưởng đến phong trào chung của đơn vị.

- Một ít giáo viên, nhân viên chậm tiến bộ nhưng ít nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp nên tay nghề không đáp ứng với nhiệm vụ được giao.

Những khó khăn thách thức

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng đội ngũ GV, NV, CBQL phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Yêu cầu ngày càng cao về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của GV, NV, CBQL.

Cơ hội:

Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận của tập thể GV, NV, CBQL, có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh ở địa phương. Đội ngũ GV, NV, CBQL trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá tốt. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.

III. CÁC QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ

Xây dựng đội ngũ GV, NV, CBQL là nhiện vụ hàng đầu nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của Trường, là yếu tố quyết định cho sự phát triển Trường. Công tác xây dựng đội ngũ GV, NV, CBQL phải được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng song phải khẩn trương, nhất quán theo các quan điểm sau:

+ Phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL một cách đồng bộ.

+ Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

+ Tạo không khí thi đua trong học tập, hình thành ý thức học tập suốt đời.

4. MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐẾN NĂM …

Mục tiêu chung

- Có một đội ngũ GV, NV, CBQL vững về tay nghề, phẩm chất đạo đức lối sống chuẩn mực, hết lòng tận tuỵ với công việc.

- Tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân, giúp phụ huynh an tâm khi gửi con em mình học tập tại Trường.

- Phấn đấu đạt các tiêu chí xây dựng trường trọng điểm tiểu vùng và chuẩn Quốc gia mức độ….

Mục tiêu cụ thể:

Về số lượng:

Số bổ sung để đến năm … đơn vị tối thiểu đạt được như sau:

Ban Giám hiệu: 2 đồng chí đều đạt trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ CBQLGD, đạt trình độ trung cấp LLCT trở lên.

- Tổ hành chính: 3 đồng chí, đạt trình độ trên chuẩn phải trên 50%.

- Tổ khối 1: 5 đồng chí, đạt trình độ trên chuẩn 75%.

- Tổ khối 2: 5 đồng chí, đạt trình độ trên chuẩn 100%.

- Tổ khối 3: 6 đồng chí, đạt trình độ trên chuẩn 100%….

- Tổ khối 4: 5 đồng chí, đạt trình độ trên chuẩn 100%, có 1 đồng chí tham gia học lớp cán bộ quản lý.

- Tổ khối 2: 5 đồng chí, đạt trình độ trên chuẩn 100%, có 2 đồng chí học lớp cán bộ quản lý, 1 đồng chí học trung cấp LLCT.

Tổng cộng: Có trên 85% GV, NV, CBQL đạt trình độ trên chuẩn từ nay đến năm 2023 và 3 đồng chí đạt trình độ quản lý giáo dục, 2 đồng chí đạt trình độ trung cấp LLCT.

5. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ

5.1. Công tác tham mưu để tuyển dụng

5.1.1. Tiêu chuẩn tuyển dụng:

Đối với giáo viên:

+ Trình độ đào tạo: đạt chuẩn trở lên

+ Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên

+ Trình độ tin học: Chứng chỉ công nghệ thông tin IC3 .

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, nếu chưa là Đảng viên phải có hướng phát triển được.

Đối với nhân viên: tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho công việc.

Tiêu chuẩn chung cho GV, NV, CBQL tuyển mới là:

+ Trình độ đào tạo: trên chuẩn

+ Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ A trở lên

+ Trình độ tin học: Chứng chỉ công nghệ thông tin IC3 .

+ Có phẩm chất đạo đức tốt.

5.1.2. Các biện pháp tham mưu để tuyển dụng

- Lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng.

- Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhu cầu tuyển dụng của đơn vị

5.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

Yêu cầu nâng cao trình độ

a) Về chuyên môn: Hàng năm, cử GV, NV, CBQL tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do các cấp tổ chức theo hướng ưu tiên cho các đối tượng được quy hoạch.

b) Về ngoại ngữ, tin học: Kết hợp với trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm huyện mở các lớp đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học để GV, NV, CBQL có điều kiện tham gia học tập)

c) Về lý luận chính trị: Tuyển chọn, giới thiệu những GV, NV, CBQL điển hình trong các phong trào để chi bộ lập danh sách đưa đi học lớp cảm tình đảng. Đối với đảng viên, đề nghị chi bộ xem xét chọn đi học trung cấp LLCT đối với những đảng viên tiêu biểu và những đảng viên trong diện quy hoạch.

d) Về quản lý hành chính nhà nước và quản lý giáo dục:

Mỗi năm, đơn vị xét chọn ít nhất 1 nhân tố tích cực đề nghị cấp trên đưa đi học lớp quản lý giáo dục để có đội ngũ kế thừa cho đơn vị.

Biện pháp

(1) Kết hợp các biện pháp giáo dục tư tưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua, khuyến khích vật chất, tinh thần với các biện pháp hành chính để vừa khích lệ vừa ràng buộc việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV, NV, CBQL.

Cụ thể là:

+ Hàng năm, Trường cử GV, NV, CBQL đi học theo chỉ tiêu của cấp trên; tận dụng triệt để nguồn học bổng từ các dự án, chương trình học bổng của Nhà nước và các trường Cao đẳng, Đại học….

+ Thực hiện các quy định chế độ đãi ngộ để khuyến khích GV, NV, CBQL đi học nâng cao trình độ

+ Đưa việc học tập, bồi dưỡng vào tiêu chuẩn thi đua của trường

+ Các GV, NV, CBQL chưa đạt chuẩn sẽ được nhà trường sắp xếp, tạo điều kiện đi học để đạt chuẩn ngạch bậc công chức chuyển đổi ngạch lương kịp thời nhằm khuyến khích động viên GV, NV, CBQL hăng hái tham gia học tập.

+ Tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường và cấp cụm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với phương tiện hiện đại cho GV, NV, CBQL.

+ Thực hiện có nền nếp các sinh hoạt chuyên môn vì đó là con đường tự học, tự bồi dưỡng quan trọng trong quá trình công tác của GV, NV, CBQL.

.................................

Để xem đầy đủ Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học cốt cán Mô Đun 2, mời bạn truy cập vào link sau: https://drive.google.com/drive/folders/1Zllp1cZ_Eehg1FGCzimTnfeK8r_BcNx2

Trên đây là nội dung chi tiết của Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học Mô Đun 2. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 18.084
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm