Khái niệm về biểu thức đại số

Chuyên đề Toán học lớp 7: Khái niệm về biểu thức đại số được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Khái niệm về biểu thức đại số

A. Lý thuyết

1. Khái niệm về biểu thức đại số

Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ được gọi là biểu thức đại số.

Ví dụ: chuyên đề toán 7

2. Chú ý

Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn:

x + y = y + z, xy = yx, xxx = x3, (x + y) + z = x + (y + z), (xy)z = x(yz), x(y + z) = xy + xz

Biểu thức đại số bao gồm biểu thức nguyên, biểu thức phân

• Biểu thức nguyên: là biểu thức đại số không chứa biến ở mẫu

Ví dụ 1: 3x + 5, ax2 + bx + c, 3a,...

• Biểu thức phân: là biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu

Ví dụ 2: chuyên đề toán 7

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1: Biểu thức đại số là:

A. Biểu thức có chứa chữ và số

B. Biểu thức bao gồm các phép toán trên các số (kể cả những chữ đại diện cho số)

C. Đẳng thức giữa chữ và số

D. Đẳng thức giữa chữ và số cùng các phép toán

Biểu thức bao gồm các phép toán trên các số (kể cả những chữ đại diện cho số )

Chọn đáp án B

Bài 2: Cho a, b là các hằng số . Tìm các biến trong biểu thức đại số x(a2 - ab + b2 + y)

A. a, b B. a, b, x, y C. x, y D. a, b, x

Biểu thức x(a2 - ab + b2 + y) có các biến là x, y

Chọn đáp án C

Bài 3: Viết biểu thức đai số biểu thị “Nửa hiệu của hai số a và b”

A. a - b B. (1/2)(a - b) C. a.b D. a + b

Nửa hiệu của hai số a và b là (1/2)(a - b)

Chọn đáp án B

Bài 4: Mệnh đề: “Tổng các lập phương của hai số a và b” được biểu thị bởi

A. a3 + b3 B. (a + b)3 C. a2 + b2 D. (a + b)2

Tổng các lập phương của hai số a và b là a3 + b3

Chọn đáp án A

Bài 5: Biểu thức a - b3 được phát biểu bằng lời là:

A. Lập phương của hiệu a và b

B. Hiệu của a và bình phương của b

C. Hiệu của a và lập phương của b

D. Hiệu của a và b

Biểu thức a - b3 được phát biểu bằng lời là “hiệu của a và lập phương của b ”

Chọn đáp án C

Bài 6: Nam mua 10 quyển vở mỗi quyển giá x đồng và hai bút bi mỗi chiếc giá y đồng . Hỏi Nam phải trả tất cả bao nhiêu đồng?

A. 2x - 10y (đồng)

B. 10x - 2y (đồng)

C. 2x + 10y (đồng)

D. 10x + 2y (đồng)

Số tiền Nam phải trả cho 10 quyển vở là 10x (đồng)

Số tiền nam phải trả cho 2 chiếc bút bi là 2y (đồng)

Nam phải trả tất cả số tiền là 10x + 2y (đồng)

Chọn đáp án D

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị

a) Tổng của hai lần x và ba lần y

b) Hiệu của x và y.

c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y

Đáp án

a) Biểu thức đại số biểu thị tổng của hai lần x và ba lần y là: 2x + 3y

b) Biểu thức đại số biểu thị hiệu của x và y là: x - y

c) Biểu thức đại số biểu thị tích của tổng x và y với hiệu x và y là: (x - y)(x + y)

Bài 2: Một doanh nhân gửi tiết kiệm vào ngân hàng là a (đồng). Biết lãi suất của ngân hàng hàng tháng là x%. Viết biểu thức đại số biểu thị số tiền của doanh nhân này sau 1 tháng, 2 tháng, 1 năm (12 tháng).

Đáp án

Sau 1 tháng, với lãi suất là x% , doanh nhân có số tiền lãi là: a.x% (đồng)

Khi đó, số tiền của doanh nhân có sau 1 tháng là: a + a.x% = a(1 + x%) (đồng)

Sang tháng thứ 2, doanh nhân nhận được số tiền lãi là: a(1 + x%).x% (đồng)

Khi đó, số tiền doanh nhân nhận được sau hai tháng là:

a(1 + x%) + a(1 + x%).x% = a(1 + x%)2 (đồng)

Cứ làm như vậy, ta có số tiền của doanh nhân có sau 1 năm là: a(1 + x%)12 (đồng)

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 7: Khái niệm về biểu thức đại số. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 7, Giải bài tập Toán lớp 7, Giải VBT Toán lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Đánh giá bài viết
10 1.062
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Toán 7

    Xem thêm