Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thể loại Truyền thuyết lớp 6

Khái niệm về truyền thuyết lớp 6 | Truyện truyền thuyết là gì? được VnDoc biên soạn để giúp HS nắm vững các kiến thức về thể loại truyện truyền thuyết lớp 6, đồng thời hỗ trợ quý thầy cô, phụ huynh trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm về truyền thuyết 6 gồm có khái niệm, cách phân loại, các đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyền thuyết ở môn Ngữ văn 6. Mời các bạn tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Khái niệm truyền thuyết

Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

2. Phân loại truyền thuyết

  • Truyền thuyết thời Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng.
  • Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương.

3. Đặc điểm truyền thuyết

Đặc trưng truyền thuyết:

- Đặc trưng về đề tài: đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng.

- Đặc trưng về nghệ thuật: sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

- Đặc trưng về nhân vật: các nhân vật trong truyền thuyết thường:

  • Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình.
  • Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh, kì ảo.

- Đặc trưng về cốt truyện: thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

4. Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích

a. Phân biệt truyền thuyết và thần thoại:

Truyền thuyết

Thần thoại

1. Tiêu chí nhân vật chính

- Nhân vật chính trong truyền thuyết giàu nhân tính hơn. Thường đan cài giữa đặc điểm của người thường và thần linh.

- Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần.

2. Tiêu chí nội dung

- Truyền thuyết thuyết tập trung vào những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong lịch sử, như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm, các phong tục truyền thống…

- Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ thụ, loài người mang tính suy nguyên.

3. Thời kỳ ra đời

- Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai đoạn sau thần thoại - khi xã hội loài người đã xuất hiện các tập đoàn chính trị, lãnh đạo nhân dân.

- Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy.

b. Phân biệt truyền thuyết và cổ tích

Truyền thuyết

Cổ tích

1. Về cốt truyện và nhân vật

- Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.

- Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng.

2. Về nội dung

- Truyền thuyết hướng về đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử có ý nghĩa, vai trò quan trọng, to lớn.

- Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặc biệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến.

3. Về kết thúc truyện

- Truyền thuyết thường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện mới của lịch sử.

- Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc không có hậu , nhân vật chính mãi mãi hạnh phúc hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm.

5. Phân kỳ truyền thuyết 

- Cơ sở để phân kỳ truyền thuyết: Dựa vào sự phân kỳ lịch sử xã hội và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết. Cần chú ý phân biệt truyền thuyết về một thời kỳ và truyền thuyết của một thời kỳ. Việc xác định truyền thuyết về một thời kỳ có thể dựa vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyền thuyết. Muốn biết truyền thuyết của một thời kỳ nào cần phải biết thời điểm ra đời của tác phẩm. Ðiều này là rất khó đối với chúng ta ngày nay.

- Các thời kì của truyền thuyết:

+ Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ văn minh của người dân Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này viết về các vị thần mang dáng dấp con người như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...

+ Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc:

  • Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN - 208 TCN). Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. 
  • Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN - 938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Chủ yếu là các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...

+ Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:

  • Các anh hùng chống giặc ngoại xâm như Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...
  • Các anh nhân văn hóa như Chu Văn An, Trạng Trình...
  • Các địa danh, di tích lịch sử như Hồ Gươm, núi Ngũ Hành...
  • Các anh hùng nông dân có yếu tố kì ảo như Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
  • Các anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ như Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi...

+ Truyền thuyết về thời kỳ Pháp thuộc.

6. Truyện truyền thuyết lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

- Trong chương trình Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có các tác phẩm sau:

7. Truyện truyền thuyết lớp 6 sách Kết nối tri thức

- Trong chương trình Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có các tác phẩm sau:

7. Truyện truyền thuyết lớp 6

Chương trình học lớp 6 sách mới GDPT theo 3 bộ sách mới. Nội dung lời giải các bộ sách mới chi tiết như sau

Nội dung các bài học về truyền thuyết sách mới như sau:

- Trong chương trình Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống có 5 truyện truyền thuyết: Truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thach Sanh, Cây khế.

- Trong chương trình Ngữ Văn 6 Cánh Diều có 3 truyện truyền thuyết: Truyền thuyết Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm.

- Trong chương trình Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo có 5 truyện truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ gươm, Bánh chưng bánh Giầy, Sọ Dừa, Em bé thông minh.

- Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũ có tất cả 5 truyện truyền thuyết, gồm có: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. Trong đó:

  • 4 truyện đầu (Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh): là những truyền thuyết thời Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.
  • Truyện Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết về thời Hậu Lê.

---------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
140 77.338
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khánh Như
    Khánh Như

    sự khác nhau giữa truyền thuyết và truyền thuyết Quảng Trị là gì ạ?

    Thích Phản hồi 21:37 10/12

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm