Kịch bản tổ chức cuộc thi Giao lưu Tuổi thơ khám phá

Kịch bản tổ chức cuộc thi Tuổi thơ khám phá

Kịch bản tổ chức cuộc thi Tuổi thơ khám phá cấp Tiểu học cho các thầy cô tham khảo mẫu kịch bản chuẩn bị cho cuộc thi Tuổi thơ khám phá cho các em học sinh diễn ra thành công tốt đẹp.

Kịch bản giao lưu Tuổi thơ khám phá

Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Sau đây tôi xin thông qua chương trình buổi Giao lưu Tuổi thơ khám phá

1. Văn nghệ chào mừng

2. Khai mạc

3. Quyết định thành lập ban tổ chức, ban giám khảo Giao lưu Tuổi thơ khám phá

4. Phần thi của các đội chơi

5. Giao lưu cùng khán giả

6. Tổng kết, trao giả

Kính mời mời quý thầy cô và các em hãy hướng về sân khấu để thưởng thức chương trình văn nghệ do các bạn trong đội văn nghệ nhà trường biểu diễn. Mở đầu là bài múa Bay cao tiếng hát ước mơ

Tiếp theo mời quý vị đại biểu và các em thưởng thức giọng hát của em Hoàng Anh Tuấn lớp 3A qua bài Mẹ

Cảm ơn các em đã mang đến cho buổi giao lưu những điệu múa, lời ca đặc sắc

Tiếp theo chương trình xin trân trọng kính mời cô giáo Phạm Thị Thanh Châu – Hiệu trưởng lên khai mạc

Trong quá trình diễn ra các phần thi, thành phần không thể thiếu được đó là Ban tổ chức, Ban giám khảo. Xin trân trọng kính mời cô giáo Đặng Thị Quỳnh Hoa- PHT nhà trường lên công bố quyết định thành lập ban tổ chức và ban giám khảo buổi Giao lưu.

Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình hôm nay, đó là 3 đội chơi mang tên: “Vàng Anh” “Họa Mi” và “Sơn ca”. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay để chào đón sự có mặt của 3 đội chơi và cùng cổ động viên đến từ khối 3,4,5 trường tiểu học Tiên Điền (Vỗ tay).

Mời Ba đội chơi bước ra sân khấu.

Các em thân mến!

Trên sân khấu của chúng ta lúc này là các thành viên đến từ đội Vàng Anh, đội Họa Mi và đội Sơn Ca. Ngay bây giờ xin mời quý vị đại biểu, các bạn cổ động viên hãy cùng làm quen với đội: Vàng Anh

1. Đội: Vàng Anh giới thiệu: Vừa rồi chúng ta vừa được làm quen với đội Vàng Anh. Bây giờ chúng ta hãy cùng đến với đội Họa Mi

2. Đội: Họa Mi giới thiệu: Cảm ơn đội Họa Mi. Sau đây là phần giới thiệu của đội Sơn ca

Vâng: Cảm ơn phần giới thiệu, làm quen của 3 đội chơi. Mời 3 đội chơi về vị trí.

Thay mặt Ban tổ chức, Tôi xin nêu thể lệ cuộc thi như sau:

Mỗi đội chơi sẽ phải trải qua 3 phần thi: Khởi động – Chung sức – Tài năng

Phần 1. Khởi động

– Nội dung: Các đội chơi chọn một chủ đề, làm việc theo nhóm, tạo ra một sản phẩm bằng các hình thức cắt dán, xé, vẽ…, có kích thước tối đa bằng khổ giấy A1(594 x 841), trình bày trên khổ giấy A0.

– Hình thức tổ chức:

“Vẽ theo âm nhạc” trong thời gian 5 phút.

Tạo sản phẩm theo chủ đề trong thời gian tối đa 20 phút.

– Điểm tối đa cho phần này là 30 điểm

Xin hỏi: 3 đội đã rõ luật chơi và cách chơi chưa?

Các bạn cổ động viên đã chuẩn bị để cỗ vũ cho 3 đội chưa? Cổ động viên của đội Sơn Ca, Họa My, Vàng Anh đâu? Hãy cổ vũ thật lớn cho đội mình nào!

Mời Ban giám khảo về vị trí của 3 đội chơi. Chúc các bạn trong đội chơi hãy nhanh tay cắt, dán, xé, vẽ đẹp, đúng chủ đề để giành chiến thắng trong phần thi này.

Thời gian vẽ theo âm nhạc bắt đầu

Các thành viên của 3 đội đang vừa nhảy, vừa vẽ rất sôi nổi.

(9-8-7-6-5-4-3-2-1 hết giờ)

Sau đây mời các đội chơi tạo sản phẩm theo chủ đề trong thời gian tối đa 20 phút.

Chúc mừng cả 3 đội đã hoàn thành xong phần thi thứ nhất. Kết quả sẽ được Ban giám khảo công bố sau khi kết thúc phần thi thứ 3.

Sau đây mời quý vị đại biểu và các em thưởng thức điệu nhảy La la la

Phần 2. Chung sức

Bây giờ chúng ta sẽ trở lại chương trình với phần thi thứ 2 với tên gọi: Chung sức.

– Nội dung: Kiểm tra kiến thức các môn học và các hoạt động giáo dục thuộc chương trình lớp 4, 5 và các hiểu biết về địa phương. Tổng số câu hỏi: 30; thời gian trả lời mỗi câu hỏi: 30 giây.

– Hình thức tổ chức: Các đội chơi sẽ nghe BGK đọc câu hỏi, sau đó thảo luận phương án trả lời, viết câu trả lời vào bảng trắng. Các câu trả lời đưa lên trước khi hết giờ hoặc sau khi hết giờ 5 giây sẽ không được tính điểm.

– Cách tính điểm: Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm.

Các em đã rõ luật chơi chưa?

Mời 3 đội lắng nghe câu hỏi:

Câu 1: Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt vẽ một bức chân dung Bác Hồ, anh là ai?

A. Lê Duy ứng

B. Nguyễn Viết Xuân

C. Tô Ngọc Vân

Câu 2: Vua nào xuống chiếu dời đô

Về Thăng Long dựng cơ đồ nước Nam ?

A. Lý Thánh Tông

B. Lý Thái Tổ

C. Lý Anh Tông

Câu 3: Người ta viết liên tục dãy chữ VIETNAMVIETNAMVIETNAM…Hỏi chữ cái thứ 2007 là chữ gì?

1. M

2. A

3. N

4. V

Câu 4: Người chỉ huy cao nhất của đội VN tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập là ai? (Đồng chí Võ Nguyên Giáp)

Câu 5: Về Giao thông vận tải nước ta có:

A. Nhiều loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao.

B. ít loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất lượng tốt.

C. Nhiều loại đường và phương tiện giao thông với chất lượng tốt.

Câu 6: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của thuỷ tinh chất lượng cao?

A. Rất trong

B. Bền, khó vỡ

C. Không chịu được nóng

Câu 7: Tìm hai từ có nghĩa trái ngược nhau để điền vào chỗ chấm trong câu văn sau mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi:

Chúng ta đã đánh …….kẻ thù xâm lược

(Thắng- bại)

Câu 8: Tìm từ khác loại trong số các từ sau:

Xe đạp, xe máy, xe lu, xe cộ.

(Xe cộ)

Câu 9: What did they do at the party?

A. They sang and danced.

B. They sing and dance.

C. They sang and dance.

Câu 10: Tìm từ thích hợp còn thiếu trong câu ca dao sau:

“Học là học để ……………….

Biết điều hơn thiệt, biết điều thị phi”

A. Làm giàu

B. Làm thầy

C. Làm người

Câu 11: Trẻ em bị suy dinh dưỡng do nguyên nhân nào?

A. Thiếu vi-ta-min A.

B. Thiếu vi-ta-min C

C. Thiếu chất đạm

D. Thiếu i-ốt

Câu 12: Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhât sử xanh còn truyền.

Là ai?

(Đinh Bộ Lĩnh)

Câu 13: Quân kỳ của QĐND Việt Nam có dòng chữ gì ?

(Quyết thắng)

Câu 14: Tìm từ thích hợp còn thiếu trong câu ca dao sau:

“Học là học để mà hành

Vừa hành vừa học mới thành……..”

A. Người khôn

B. Người thầy

C. Người ngoan

Câu 15: Khói thuốc lá gây hại cho người hút như thế nào?

a. Da sớm bị nhăn

b. Hơi thở hôi

c. Răng ố vàng

d. Môi thâm

e. Hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn.

Câu 16: Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người?

(9 người)

Câu 17: Khi gặp họa hoạn mà em đang ở trong nhà, em cần phải làm gì để thoát hiểm?

A. Hét to lên và ngồi yên để có người đến cứu.

B. Khóc ầm lên và ngồi chờ người đến cứu.

C. Để tránh bị ngạt vì khói cần bịt khăn ướt lên mũi, miệng, cố gắng tự di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, khoác thêm một chiếc chăn ướt được nhúng nước khi chưa có người đến cứu.

Câu 18: My father is a an architect so he often……

A. writes stories for children.

B. looks after patients.

C. designs buildings

Câu 19: Khi có người bị nạn cần cấp cứu em sẽ gọi số điện thoại nào?

A.113

B. 114

C. 115

Câu 20: Về tổ chức hành chính, huyện Nghi Xuân có tất cả mấy xã, thị trấn:

A. 18 xã, thị trấn

B. 19 xã, thị trấn

C. 20 xã, thị trấn

Câu 21: Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc thuộc huyện nào trong tỉnh ta?

A. Can Lộc

B. Đức Thọ

C. Lộc Hà

Câu 22: Câu hát: Màu khăn tươi nhắc em, học hành luôn gắng siêng” là lời bài hát “Khăn quàng thắm mãi vai em” của tác giả nào?

A. Hoàng Long

B. Phong Nhã

C. Ngô Ngọc Báu

D. Lưu Hữu Phước

Câu 23: “Truyện tranh” là sản phẩm của mấy loại thông tin?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 24: Các làn điệu: Hò đi đường, hát giặm, xẩm, Ví phường vải… là dân ca vùng miền nào?

A. Dân ca Nghệ Tĩnh

B. Dân ca Nam Bộ

C. Dân ca Bắc Bộ

Câu 25: Có bao nhiêu số nhỏ hơn 2012?

(2012 số)

Câu 26: Khi viết thêm chữ số 5 vào bên trái một số tự nhiên có 4 chữ số thì số mới có giá trị hơn số ban đầu là bao nhiêu?

(50.000)

Câu 27: Trong một lần hoá thân, cô Tấm trong truyện Tấm Cám đã hoá thân thành loài chim gì?

(Vàng anh)

Câu 28: Các từ chiếu trong câu “Nắng chiếu vào manh chiếu” có quan hệ như thế nào với nhau?

A. Đồng âm

B. Đồng nghĩa

C. Nhiều nghĩa

Câu 29: Để có màu tím chúng ta cần pha hai màu nào sau đây?

A. Đỏ và vàng

B. Đỏ và xanh lam

C. vàng và xanh lam

Câu 30: Một hình chữ nhật có chu vi 100m. Chiều dài gấp rưỡi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật?

(600 m2)

>> Tham khảo: Bộ đề giao lưu Tuổi thơ khám phá lớp 4

Kính thưa quý vị đại biểu cùng các em học sinh thân mến vậy là 15 phút của phần thi thứ 2 đã khép lại. Chúc mừng 3 đội chơi đã hoàn thành xong phần thi của mình. …..Và bây giờ mới đến phần thi vô cùng hấp dẫn. Các em biết phần thi gì không? (Khán giả nêu “Tài năng”).

Phần 3. Phần thi tài năng

– Nội dung: Các em sẽ thể hiện tài năng của mình thông qua thể hiện các tài năng, bao gồm: Hát dân ca, múa, kể chuyện, thuyết trình bằng tiếng Anh về sản phẩm được tạo ra ở phần thi khám phá, ngâm hoặc lẩy

Kiều (tập Kiều), tự chọn: đàn, diễn hài, kịch câm, ảo thuật, tính toán nhanh…

– Hình thức tổ chức: Mỗi đội chơi cử đại diện 1 em lên thể hiện tài năng

– Cách tính điểm: Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm

(Mời 03 đội chơi chuẩn bị)

Cô mời đại diện của đội Sơn Ca, cô mời em ……. ……. Lên thể hiện phần thi tài năng của mình

Cô mời đại diện đội Vàng Anh, cô mời em ……… ………. lên thể hiện tài năng của mình.

Cô mời đại diện đội Họa My, cô mời em ……. ………. lên thể hiện tài năng của mình.

Phần 4. Phần thi khán giả

Các bạn cổ động viên đâu? có muốn nhận quà của chương trình không? Sau đây sẽ là phần thi dành cho các em:

Câu 1: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?

Đáp án: 4 con

Câu 2: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?

Đáp án: Than

Câu 3; Xã đông nhất là xã nào?

Đáp án: Xã hội

Câu 4: Lịch nào dài nhất?

Đáp án: Lịch sử

Câu 5: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?

Đáp án: Bàn chân

Sau cả 3 phần thi rất hồi hộp và gay cấn. Và trên tay cô đã nhận được kết quả tổng hợp từ Ban thư ký.

Đội nào sẽ chiến thắng trong phần thi hôm nay nhỉ? Các em có hồi hộp không? (cô cũng thấy hồi hộp). Vâng! Không để quý vị, các đội chơi cùng toàn thể các em phải hồi hộp nữa. Sau đây cô xin công bố kết quả:

Giải nhất thuộc về đội:………. …………….

Giải nhì thuộc về đội:……….. ……………..

Giải ba thuộc về đội:…………. …………….

Xin quí vị khán giả giành một tràng pháo tay chúc mừng cả 3 đội..

Xin kính mời cô giáo Phạm Thị Thanh Châu – Hiệu trưởng nhà trường lên trao phần thưởng cho các đội đạt giải trong chương trình hôm nay. Xin trân trọng kính mời cô.

Cuối cùng Ban tổ chức xin chân thành cảm ơn quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh.

Thay mặt Ban tổ chức Chương trình Giao lưu tuổi thơ khám phá xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã có mặt hôm nay đã giúp chúng ta hoàn thành chương trình. Cảm ơn ban giám khảo, tổ thư ký và các cổ động viên đã tích cực cổ vũ cho ba đội chơi. Xin được cảm ơn và chúc quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng các em sức khỏe, hạnh phúc. Xin trân trọng cảm ơn./.

Trên đây là một mẫu Kịch bản tổ chức cuộc thi Giao lưu Tuổi thơ khám phá cho các thầy cô tham khảo chuẩn bị lên chương trình cho một thi giao lưu cho các em học sinh.

Nhằm giúp các thầy cô có những tài liệu ôn tập thi Giáo viên giỏi, ôn tập thi công chức và các chế độ quyền lợi của giáo viên mới nhất thường xuyên cập cập trên VnDoc.com. Các thầy cô tham khảo chi tiết chuyên mục: Chế độ, quyền lợi và các đề thi Dành cho Giáo Viên với các tài liệu hay và bổ ích.

Đánh giá bài viết
15 1.589
Sắp xếp theo

Giải trí - Thư giãn

Xem thêm