Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kỹ năng quản lý lớp đông học sinh hiệu quả

Việc quản lý các lớp học đông học sinh đôi khi có thể gây ra không ít phiền toái cho các thầy cô. Tuy nhiên các bạn có thể khắc phục trở ngại này với những kinh nghiệm quản lý lớp đông học sinh trong bài viết sau đây của VnDoc.

Chúng ta thường cho rằng việc học tập của học sinh tỷ lệ nghịch với số người học: lớp học càng ít người học sinh học được càng nhiều. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu cho thấy rằng các lớp học ít người mang đến những cơ hội phản hồi và thảo luận nhiều hơn và người học được thoả mãn nhiều hơn so với các lớp học đông người, nhưng nó không khẳng định số lượng người trong lớp học là mối tương quan tất yếu cho việc học tập. Điều quan trọng không phải là số người ở trong lớp học mà lại là chất lượng của việc giảng dạy. Nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi dẫn đến việc dạy và học có hiệu quả, bất kể số người của lớp học, là việc thu hút học sinh vào việc học tập tích cực.

1. Tạo một ấn tượng tốt đối với học sinh

Trong buổi đầu tiên của môn học, giáo viên tự giới thiệu sơ lược về bản thân, để giáo viên và học sinh dễ dàng trao đổi. Sau đó, giáo viên giới thiệu về mục đích và mục tiêu của môn học mình đảm trách, đồng thời cho học sinh biết ý nghĩa của việc học lớp đông là gì. Cuối cùng, giáo viên hãy thiết lập những giao ước giữa học viên và giáo viên trong lớp. Những giao ước đó phải rõ ràng và cụ thể, ví dụ như: Các em phải làm việc một cách yên lặng, Các em có thể trao đổi bàn bạc ý kiến nhưng không nói to làm ảnh hưởng đến các bạn khác.

Trong buổi lên lớp đầu tiên, giáo viên nên đến sớm vài phút, đi xuống lớp để trò chuyện với học sinh khi họ đến lớp dù là một vài người. Giáo viên cũng cần có sự chuẩn bị một vài ví dụ có tính hài hước liên quan đến môn học, để học sinh dễ nhớ bài, dễ nhớ về câu chuyện cùng với người đã kể chuyện. Trong buổi đầu tiên Giáo viên cũng đừng quên đặt một số câu hỏi nhỏ để cho học sinh động não một chút về môn học này. Chẳng hạn:

- Em đã nghe qua về môn học này chưa?

- Em đã biết gì về nội dung môn học này?

- Em muốn đạt được những gì từ môn học này ?

- Mục đích của em ở môn học này là gì?

2. Tạo không khí thân mật trong lớp

Trong một lớp đông thì việc nhớ tên của tất cả học sinh trong là điều rất khó khăn đối với giáo viên. Tuy nhiên, các Thầy Cô cũng có thể cố gắng nhớ tên học sinh của mình bằng nhiều cách. Chằng hạn, mỗi khi học sinh phát biểu, chúng ta đề nghị học sinh giới thiệu tên của mình trước. Qua đó học sinh sẽ hiểu được các Thầy Cô giáo đang cố gắng nhớ tên của mình và họ cảm thấy mình được tôn trọng.

Bên cạnh đó, các Thầy Cô cũng nên cởi mở trong việc giao tiếp với học sinh, chẳng hạn như khi trò chuyện, thảo luận với học sinh, giáo viên cũng niềm nở lắng nghe và đón nhận những ý kiến của học sinh và cung cấp phản hồi kịp thời cho học sinh.

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tạo sự tương tác giữa người dạy và người học như đi quanh lớp khi giảng bài, mỗi khi học sinh đặt câu hỏi cũng nên đến gần đó để trả lời. Giáo viên cũng có thể mời học sinh cung cấp thông tin, qua những câu hỏi ngắn của giáo viên.

Trong những lớp đông, thiết lập mối quan hệ cá nhân với từng học sinh là rất khó. Nhưng với một vài cố gắng, nó có thể giúp học sinh cảm thấy ít bị cách biệt hơn và được tôn trọng hơn với tư cách là những cá nhân.

3. Tạo giờ học thú vị hơn

Giáo viên làm cho học sinh lắng nghe bằng cách cố gắng giảng thuyết phục học sinh bằng nhiều cách. Chẳng hạn, giúp học sinh tạo ra sự liên kết giữa bài giảng trên lớp với nhu cầu, mục đích và ước muốn riêng tư của họ cũng như những nhu cầu của xã hội về môn học này.

Giáo viên vận dụng tốt sự truyền đạt của mình, các yếu tố về cấu trúc bài giảng hợp lí và rõ ràng, sử dụng các ví dụ trực quan, trình bày chi tiết các vấn đề chính của bài giảng. Một giáo viên nhiệt tình không chỉ là người có nhiều kiến thức, mà là người thực sự muốn truyền đạt và chia sẽ kiến thức đó với học sinh.

Ngoài ra, trong quá trình giảng bài, các Thầy Cô có thể sử dụng các câu chuyện để làm ví dụ minh họa cho bài giảng. Đó có thể là câu chuyện kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá trình giảng dạy hoặc trong đời sống thực tế, có thể là câu chuyện gia đình có liên quan đến vấn đề mình đang giảng dạy, có thể là câu chuyện từ các phương tiện thông tin đại chúng mà Thầy Cô đã tìm thấy trên báo đài, internet…Giáo viên cũng có thể trình diễn những đoạn phim ngắn hay đoạn kịch có liên quan đến vấn đề đang giảng sau đó đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời.

4. Lôi cuốn học sinh cùng tham gia

Trong một lớp đông học viên thì việc làm việc theo cặp hay theo nhóm sẽ khiến học viên trong cùng cặp hoặc nhóm có thể giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học tập. học sinh sẽ không còn cảm thấy chán nản khi suốt cả giờ cứ phải nghe giáo viên độc diễn. Giáo viên có thể sử dụng một trong các cách sau để tiến hành chia nhóm hay cặp cho học viên.

- Xếp những học sinh có trình độ khác nhau vào cùng một nhóm: Nếu xếp học sinh theo nhóm như thế này, các học sinh khá hơn có thể giúp đỡ các học sinh kém hơn.

- Xếp những học sinh có cùng trình độ vào cùng một nhóm: Đối với những nhóm có khả năng học và tiếp thu nhanh hơn, giáo viên có thể để cho các học viên tự làm quen với công việc hay nhiệm vụ học tập của mình. Trong khi đó, giáo viên có thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho những nhóm yếu kém.

Một điều chú ý khi phân nhóm học tập là giáo viên cần chỉ định những học viên khá và nhanh nhẹn làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ giúp bạn quản lý các học viên trong nhóm, chịu trách nhiệm về các hoạt động của học viên và giúp các học viên yếu hơn bắt kịp với tốc độ của hoạt động hay nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao. Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần phải đi xung quanh lớp, quan sát các học viên làm việc và đưa ra những lời khuyên hay khuyến khích học viên một cách kịp thời.

Giáo viên đề nghị học sinh đóng góp vào bài giảng, cho ý kiến cá nhân của họ về nội dung hay hình thức bài giảng. Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ thông tin là một bài tập trong học tập có cộng tác đơn giản. Giáo viên đặt câu hỏi hoặc nêu ra vấn đề, để học sinh suy nghĩ trong vài phút để đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp. Sau đó học sinh thảo luận với nhau về câu trả lời của mình.

5. Đánh giá công bằng

Giáo viên nên xây dựng các câu hỏi lựa chọn có khả năng chấm bài và cho điểm rất nhanh, hình thức này rất phù hợp cho lớp học đông người. Giáo viên cần phải phản hồi sớm cho học sinh biết họ làm bài tốt hay dở như thế nào, những điểm chưa hợp lý trong bài làm của học sinh. Đối với giáo viên, bài kiểm tra cho thấy mức độ học sinh làm được bài hoặc không làm được bài của lớp học, và những nội dung có trong bài kiểm tra.

Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đánh giá những bài trình bày của học sinh với những nhận xét của các học sinh khác. Để làm được điều này, giáo viên nên sử dụng một nhóm các tiêu chí thống nhất, những nhận xét được trả ngay và trả trực tiếp cho học sinh thực hiện phần trình bày. Chằng hạn, khi phân chia nhóm thảo luận về mộ chủ đề của môn học, giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm lên trình bày, sau đó, khi các thành viên của các nhóm còn lại đặt câu hỏi, giáo viên cũng sẽ gọi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm trả lời. Với cách thức này, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải nỗ lực tìm hiểu, đầu tư cho bài thảo luận của nhóm, tránh được tình trạng “một người làm cả nhóm cùng hưởng” và tạo sự công bằng giữa các thành viên.

Bạn đã áp dụng những chiến thuật nào khi dạy học các lớp học có đông học sinh? Kinh nghiệm của bạn là gì, hãy chia sẻ cùng VnDoc nhé!

--------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Kỹ năng quản lý lớp đông học sinh hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
4 3.495
Sắp xếp theo

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm