Kỹ thuật trồng dưa hấu không hạt

Giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ dưới đây có năng suất cao và chất lượng tốt, bà con có thể trồng để cải thiện chất lượng và năng suất cho giống dưa hấu cũ đang trồng. Với bài: "Kỹ thuật trồng dưa hấu không hạt" dưới đây sẽ giúp bà con nắm rõ được quy trình trồng và chăm sóc cho giống dưa hấu mới này.

Kỹ thuật trồng dưa hấu không hạt

Tên giốngDưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ
Nguồn gốcSyngenta
TGST (ngày)Mùa nắng: 60-62
Mùa mưa: 65-67
Đặc tính

- Chống chịu bệnh khá

- Dễ đậu trái, 1 dây để 1 trái, độ đồng đều cao

- Da màu xanh nhạt có sọc xanh, trái dạng oval. tròn

- Độ đường: 12-13

- Thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm và nhiều vùng

Năng suấtTrái nặng bình quân 3-4 kg, có thể đến 7 kg, 30-40 tấn/ ha
Lưu ý

- Trước khi ngậm hạt và tỉa, ta đến hạt dưa đứng, dùng kìm bóp nhẹ chỗ hai mép cho vỏ hạt mở ra hoặc dùng bấm móng tay bấm hai mép, hạt sẽ hút nước nhanh và nảy mầm tốt.

- Phải trồng thêm từ 1/20 đến 1/10 diện tích gieo trồng bằng giống dưa có hạt để lấy phấn thụ cho dưa không hạt

- Bón kali và vi lượng nhiều hơn để tăng chất lượng trái, bọn phân lân đúng liều lượng tránh dưa có hạt lép vỏ đen

Thời gian gần đây, Cty TNHH Hạt giống Syngenta Việt Nam đã đưa vào sản xuất tại Việt Nam một giống dưa không hạt đặc biệt chất lượng được thị trường rất ưa chuộng là giống dưa hấu Mặt Trời Đỏ. Giống do Công ty CP BVTV An Giang độc quyền phân phối...

I. Đặc tính nông học

Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ do Syngenta lai tạo với những đặc tính vượt trội sau:

Trồng dưa hấu

  • Sức sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái.
  • Thời gian từ trồng đến thu hoạch 60 – 65 ngày, trồng được nhiều vụ trong năm, ở miền Nam có thể trồng được quanh năm.
  • Trọng lượng trung bình trái 3– 5 kg, năng suất cao hơn dưa hấu Hắc mỹ nhân (HMN) 20 - 30%.
  • Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, vận chuyển xa tốt.
  • Độ đường rất cao 13 – 14% brix, thịt quả chắc, màu sắc thịt đỏ đẹp…

II. Qui trình kỹ thuật

1/ Chuẩn bị đất:

  • Chọn đất màu mỡ, thoát nước tốt, không nên trồng trên các ruộng đã trồng dưa hấu hoặc các loại cây trồng thuộc họ bầu bí ở vụ trước. Nên luân canh ít nhất là 3 vụ với cây lúa nước hoặc cây bắp.
  • Làm đất, diệt cỏ dại (nên dùng thuốc diệt cỏ Gramaxone).
  • Bón phân chuồng (5 - 10 m3/1000m2) hoặc các loại phân hữu cơ khác tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng, bón vôi (50 – 150 kg/1000m2 tùy loại đất, pH đất = 6 – 7 là tốt nhất).
  • Trải bạt plastic (màng phủ nông nghiệp) trên mặt luống, đục lỗ cách nhau 40cm.

2/ Mật độ gieo trồng:

  • Mật độ: 800 - 900 cây/1000m2 (công); khoảng 300 cây/sào Bắc bộ.
  • Khoảng cách: Cây cách cây: 40 cm, trồng luống đơn, mặt luống rộng 2,5 – 3m hoặc luống đôi với mặt luống rộng 5 m.

3/ Làm bầu, gieo hạt:

Dưa hấu

  • Làm bầu: Bầu được làm bằng túi giấy hoặc bằng lá chuối. Đất trong bầu được trộn với tỉ lệ 3 tro trấu, 1 đất.
  • Gieo hạt: Để đạt tỉ lệ nảy mầm cao trước khi gieo nên cắt mép hạt (dùng bấm móng tay để cắt mép hạt) sau đó gieo hạt trực tiếp vào bầu đã được tưới ẩm (1hạt /bầu), không cần ngâm ủ hạt, không nên tưới nước liên tục, chỉ tưới nước khi thấy cây đã mọc (khoảng 2 – 3 ngày sau gieo), khi cây có 2 lá thật đem trồng ra ruộng (sau gieo khoảng 6 – 7 ngày).
  • Ngoài ra bà con nên trồng thêm 4 - 5% dưa hấu có hạt để thụ phấn cho dưa Mặt Trời Đỏ. Dưa hấu Mặt Trời Đỏ cần được gieo trước 5 ngày.

4/ Chăm sóc:

  • Chọn dây, tỉa cành, lấy trái: Để lại 1 dây chính và 1 – 2 dây chèo (cành bên), tỉa tất cả các nhánh bơi.
  • Một cây lấy 1 trái trên dây chính ở nụ 2 hoặc nụ 3, sau khi lấy trái 4 – 5 ngày ta cắt ngọn nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, trái và hạn chế bọ trĩ, sâu, bệnh.

5/ Bón phân:

Lượng phân bón cho dưa hấu nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét. Gồm phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha; vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha; phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13 XK: 1.000 - 1200 kg/ha.

Bón lót toàn bộ 1.000 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1.000 kg vôi bột và 500 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc BVTV như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế… Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đụt lỗ, gieo hạt…

Bón thúc lần 1 (12 - 15 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha

Bón thúc lần 2 (20 - 22 ngày sau khi trồng): 150 - 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha; bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 - 300 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha

6/ Phòng trừ sâu bệnh:

  • Sâu: Rải Basudin hoặc Furadan để xử lí đất, diệt tuyến trùng, dế, sâu đất và các loại côn trùng có hại.
    • Các loại sâu ăn tạp, bọ rùa, sâu xanh phun Selecron (15 – 20 cc/8 lít nước), PolitrinnP (10 – 20 cc/8 lít nước) hoặc March (10 cc/ 8lít nước).
    • Bọ trĩ (rầy lửa) phun Actara (1 cc/8lít nước), sâu vẽ bùa (ruồi đục lá) phun Vertimec (5-10 cc/8lít nước) hoặc Trigard (10 cc/8lít nước).

dưa hấu

  • Bệnh:
    • Bệnh chết rạp cây con (Rhizoctonia sp) phun Ridomil Gold hoặc xử lý hạt giống.
    • Bệnh thán thư phun Score (5 - 10 cc/ 8lít nước).
    • Bệnh nứt thân, chảy mủ dùng Score (5 - 10 cc/ 8lít nước)
    • Bệnh đốm lá (Pseudoperonospora sp) dùng Ridomil Gold (25 – 30g/ 8lít nước).

7/ Thu hoạch:

Sau 60 – 65 ngày trồng thì ta có thể thu hoạch, độ đường trung bình lúc thu hoạch đạt từ 13 -15 % brix tùy mùa vụ và vùng đất.
Dưa được thu hoạch có ruột đỏ đẹp, thịt chắc, trọng lượng trái lúc thu hoạch trung bình từ 3 – 5 kg.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Đánh giá bài viết
1 949
Sắp xếp theo

    Tài liệu Nông - Lâm - Ngư Nghiệp

    Xem thêm