Kỹ thuật trồng rau bò khai

Rau bò khai ngày xưa được dùng để tiến vua, ngày nay rau bò khai được dùng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Bạn đang muốn trồng cây này để cải thiện bữa ăn cho gia đình mình hay trồng rộng rãi để kinh doanh đều được cả. Với kỹ thuật trồng rau bò khai dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn.

Kỹ thuật trồng rau bò khai

  • Tên thường gọi: Cây bò khai
  • Tên khác: Piéc Yển (tiếng Tày), rau "Dạ Yến", Dây hương.
  • Tên khoa học: Erythrophalum scandens.
  • Họ: Dương đầu Olacaceae

1. Giá trị sử dụng

Lá vàng Bò khai là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Tên phổ biến của cây là dây Bò khai hoặc Dây hương. Sở dĩ có tên dây Bò khai vì sau khi ăn lá của cây này thì nước tiểu có mùi khai của nước đái bò, còn tên Dây hương xuất phát từ mùi thơm của nó khi xào nấu lên. Người dân Cao Bằng gọi cây này là cây Rau hiến. Sở dĩ có tên này vì theo giải thích của một số người ở địa phương, loại rau này rất quí, trước đây được dùng để tiến vua. Thành phần dinh dưỡng của lá bò khai: nước 78,8g; protein 6g; gluxit 6,1g; xơ 7,5g; tro 1,6g; canxi 138mg; phốt pho 40,7mg; caroten 2,6mg; vitamin C 60mg.

Ngoài giá trị làm thực phẩm, lá bò khai còn là một vị thuốc quí, nó thường được dùng để chữa bệnh về thận, gan và nước tiểu vàng. Đi xa mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau bò khai một hai lần, nước tiểu trở lại trong veo. Ở Trung Quốc, rau Bò khai cũng được sử dụng để chữa nhiều các bệnh viêm thận, gan, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông với liều lượng hàng ngày là 12-14g, sắc nước uống.

Để làm thuốc có thể dùng lá bò khai tươi hoặc phơi khô. Muốn chữa phù thận, lợi tiểu, đái vàng đái rắt dùng 20-40g cây tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá Bòng bong. Theo kinh nghiệm dân gian của Bắc Thái, toàn cây Bò khai sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả tốt. Thân cành tươi bỏ lá, thái mỏng phơi khô, ngâm rượu uống chữa sốt, tê thấp.

2. Đặc điểm hình thái

Cây dây leo bằng tua cuốn, dài 5- 10m; đường kính trung bình 2-3cm, lớn nhất đạt 5-6cm, màu xám vàng hay vàng nhạt, già có màu trắng mốc, non màu xanh. Dây dài tới 10-15m, thâm mềm có tua cuốn, trên mặt vỏ có nhiều vết bì khổng màu nâu. Cành mềm, khi non hơi có cạnh, màu xanh lục, đường kính 4-6mm. Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu nhọn, dài 9-16cm, rộng 6-11,5cm, mép nguyên, lượn sóng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu xám mốc, có 3 gân chính; cuống lá dài 3,5cm, có cây cuống lá dài 8-9cm, phình ở 2 đầu và đôi khi hơi đính vào phía trong phiến lá làm cho lá có hình khiên. Vò lá có mùi thơm hăng. Tua cuốn mọc ở nách lá, dài 15-25cm, đầu thường chẻ hai.

Cụm hoa ngù, mọc ở nách lá; lá bắc hình tam giác nhọn; hoa nhỏ, lưỡng tính; đài hình đấu có 5 răng; tràng 5 cánh, nhẵn ở mặt ngoài, mép có lông mịn; nhị 5 mọc đối diện với cánh hoa; chỉ nhị ngắn; bầu hạ, 1 ô. Quả mọng hình trái xoan, dài 1,0-1,5cm; mang một sẹo ở đầu, khi chín màu vàng hay đỏ, mang 1 hạt hình trứng. Mùa hoa quả tháng 4-6; Quả chín tháng 6-10.

Đánh giá bài viết
2 2.437
Sắp xếp theo

Tài liệu Nông - Lâm - Ngư Nghiệp

Xem thêm