Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều Thanh Hà

Để có được một mùa thu hoạch bội thu cho vải thiều thì bà con nông dân cần phải nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc ngăn ngừa sâu bệnh cho vải thiều để có năng suất cao nhất. Chính vì vậy bà con có thể tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình trồng cũng như chăm sóc tốt vải thiều Thanh Hà.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều Thanh Hà

1. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng

Đất được lên luống để dễ thoát nước chống ngập úng. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân SX phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.

Vải Thanh Hà

Trong vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.

2. Mật độ - khoảng cách trồng

Tuỳ thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng vải thiều Thanh Hà hợp lý. Khoảng cách trồng vải thích hợp là 7m x 7m hoặc 8m x 8m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha).

Trong điều kiện thâm canh cao, có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hay 4m x 6m (mật độ 832 cây và 416 cây/ha) hoặc trồng với mật độ trên nhưng đến khi giao tán cách 1 cây chặt bỏ 1 cây còn lại khoảng cách 4m x 6m hay 6m x 8m (mật độ 416 cây và 208 cây/ha) để khai thác tiềm năng cho sản lượng cao trong những năm đầu của chu kỳ kinh doanh do mật độ cao mang lại.

3. Giống trồng

a. Giống vải thiều Thanh Hà:

  • Nguồn gốc: Xã Thanh Sơn - Huyện Thanh Hà - Tỉnh Hải Dương. Hiện ở đây vẫn còn cây vải tổ trên 180 năm, hàng năm cho năng suất ổn định 300 - 400kg, phẩm chất quả tốt.
  • Đặc điểm giống: Cây sinh trưởng tốt, tán cây hình bán cầu cân đối, lá có mầu xanh đậm. Chùm hoa nhỏ, hình cầu, cuống hoa có mầu vàng xanh. Quả hình cầu, khi chín có mầu đỏ tươi, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình 20,7g (45 - 55 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 75,0%, độ Brix 18 - 21%, thịt quả chắc, vị ngọt đậm, thơm. Năng suất trung bình cây 8 - 10 tuổi 55 kg/cây (8 - 10 tấn/ha). Đây là giống chín chính vụ, thời gian cho thu hoạch 5/6 - 25/6.
  • Giống vải thiều Thanh Hà phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
  • Giống vải thiều Thanh Hà tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý cây giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.
  • Trong trường hợp giống vải thiều Thanh Hà không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống

b. Tiêu chuẩn cây giống:

Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống nhân bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen có kích thước tối thiểu: đường kính x chiều cao là 10 x 22cm. Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 - 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 - 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 - 40 cm và có từ 2 - 3 cành cấp 1 trở lên.

4. Thời vụ trồng

Cây vải thiều Thanh Hà có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4 và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch.

5. Kỹ thuật trồng:

Vải Thanh Hà

a. Đào hố và bón phân lót

  • Đào hố trồng vải phải dựa trên nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Thông thường kích thước hố: dài x rộng x sâu là: 0,8cm x 0,80m x 0,6cm, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.
  • Bón lót: cho 1 hố: 30-50 kg phân chuồng; 0,7-1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột.
  • Khi đào: để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành vồng xung quanh hố.

Công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót được tiến hành trước khi trồng 1 tháng.

b. Cách trồng

Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 - 3 cm, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay đứt rễ.

Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 - 1,0m; dày 7 - 15cm, cách gốc 5 - 10 cm.

Đánh giá bài viết
1 2.235
Sắp xếp theo

    Tài liệu Nông - Lâm - Ngư Nghiệp

    Xem thêm