Lập dàn ý Tả cái bàn học của em (9 mẫu)

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc bàn học của em lớp 4 bao gồm các dàn ý chi tiết được VnDoc sưu tầm, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo hoàn thiện bài văn miêu tả đồ vật - tả cái bàn học, mời các em tham khảo chi tiết.

Gợi ý Tả cái bàn học của em

Để làm được bài này, các em cần chú ý:

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
  • Xem lại dàn ý chung của một bài văn miêu tả đồ vật đã học.
  • Khi quan sát, cần quan sát bằng nhiều giác quan.
  • Cần tìm ra đặc điểm riêng của cái bàn em ngồi học ở lớp để người đọc phân biệt được cái bàn đó khác với những cái bàn khác.

Bài văn Tả cái bàn học của em lớp 4

Tham khảo các bài văn hay tại đây:

  1. Tả bàn học của em
  2. Tả cái bàn học ở nhà của em
  3. Tả chiếc bàn học ở lớp của em

Dàn ý Tả chiếc bàn học của em Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học mà em muốn miêu tả

b) Thân bài:

- Tả hình dáng chiếc bàn học:

  • Bàn làm từ gỗ ép, hình chữ L
  • Mặt bàn hình chữ nhật có kích thước 120cmx50cm, rất rộng rãi
  • Chân bàn gồm bốn cái chân to như cổ tay, cao đến thắt lưng của em
  • Dưới mặt bàn là hai ngăn kéo, kéo ra ở hông bàn nên dù đang ngồi vẫn mở ngăn kéo được
  • Bốn góc bàn được mài nhẵn, bo tròn rất an toàn
  • Mặt bàn được đặt lên bằng một tấm kính trong suốt giúp bảo vệ mặt gỗ của bàn, vừa dễ vệ sinh
  • Góc phải bàn được đặt chồng lên một cái giá sách nhỏ hai tầng ba ngăn
  • Góc trái là máy tính bàn và một lọ hoa xinh xắn
  • Ở giữa bàn là khoảng trống để em học bài

- Tả công dụng của chiếc bàn học:

  • Bàn là nơi em học bài, làm bài tập, đọc truyện lắp ghép mô hình…
  • Bàn còn là nơi đặt các đồ trang trí nhỏ xinh xắn cạnh cửa sổ

c) Kết bài:

  • Tình cảm, cảm xúc của em dành cho chiếc bàn vừa miêu tả
  • Cách em vệ sinh và giữ gìn chiếc bàn của mình

Dàn ý Tả chiếc bàn học của em Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học mà em muốn miêu tả

Mẫu: Lên lớp 4, em đã cao hơn rất nhiều, nên chiếc bàn học cũ bỗng trở nên chật chội và bất tiện khi học. Vì vậy, bố đã quyết định mua cho em một chiếc bàn học mới.

b) Thân bài:

  • Bàn được làm từ gỗ, khá nặng và rất chắc chắn
  • Mặt bàn hình chữ nhật, lớn như bàn ngồi hai người ở lớp, dày gần bằng hai đốt ngón tay
  • Bốn chân bàn to như cổ chân, đứng thẳng, giúp bàn cố định vững chãi, không bị lung lay khi sử dụng
  • Toàn bộ chiếc bàn được mài nhẵn ở các góc cạnh, giúp đảm bảo an toàn
  • Bàn được sơn một lớp sơn để bảo vệ gỗ không bị mối mọt, nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của vân gỗ
  • Dưới mặt bàn là hai ngăn kéo khá rộng để đặt các đồ dùng học tập nhỏ gọn
  • Góc bên phải bàn có một chiếc giá sách nhỏ gồm sáu ngăn, gắn liền vào mép bàn
  • Ngoài sách vở, em đặt lên bàn một chiếc đèn học, một chiếc lọ hoa nhỏ và một chiếc giá để máy tính nhưng vẫn còn chỗ trống thoải mái để học bài
  • Cuối mỗi tuần, em sẽ dùng khăn lau chùi sạch sẽ bàn học để giữ bàn luôn sạch đẹp như mới

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bàn

Mẫu: Chiếc bàn mới này là chiếc bàn đầu tiên của em. Bởi chiếc bàn cũ là của anh trai để lại cho em. Em thích chiếc bàn của mình lắm. Em sẽ cùng với nó học tập thật chăm chỉ để có những điểm số thật cao.

Dàn ý Tả chiếc bàn học ở lớp của em Mẫu 3

a) Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn học của em ở lớp.

Gợi ý:

  • Chiếc bàn ấy là bàn mới hay là bàn cũ đã có từ các năm trước?
  • Bàn đó là bàn ngồi một người hay là bàn ngồi hai, ngồi bốn?

b) Thân bài:

- Miêu tả hình dáng chiếc bàn:

  • Khi em đứng thì mặt bàn cao đến ngang vị trí nào của cơ thể em?
  • Bàn có nặng không? Có dễ di chuyển không?
  • Mặt bàn hình chữ nhật có kích thước ra sao? Bề dày khoảng bao nhiêu? Chất liệu để làm nên mặt bàn là gì? Người ta sơn màu gì cho mặt bàn? Có xử lý các góc cạnh để đảm bảo an toàn không?
  • Ngăn bàn có chiều sâu, chiều rộng như thế nào? Có vách ngăn che ở các phía không? Có đủ rộng để cất các đồ dùng học tập không?
  • Chân bàn có làm từ cùng chất liệu với mặt bàn không? Kích thước của chân bàn?
  • Bàn có chỗ để gác chân khi ngồi không? Có thiết kế những vị trí để treo đồ hay cất các đồ dùng khác không?

- Hoạt động của em cùng với chiếc bàn:

  • Em có thường xuyên lau dọn bàn sau khi học không?
  • Em thường làm gì trên chiếc bàn ấy?
  • Em có cảm thấy thoải mái khi ngồi học trên chiếc bàn ấy không?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bàn ấy.

Dàn ý Tả cái bàn học ở nhà của em mẫu 4

a. Mở bài: Giới thiệu cái bàn học của em.

Mẫu: Ngày hôm qua, nhân dịp sinh nhật của em, bố mẹ đã mua cho em một món quà rất tuyệt. Đó là một chiếc bàn học mới xinh xắn, có giá gỗ ở trên. Nhìn chiếc bàn học của mình mà lòng em vui sướng khó tả.

b. Thân bài:

- Miêu tả khái quát chiếc bàn học:

  • Chiếc bàn được làm từ chất liệu gì?
  • Màu sắc của chiếc bàn? Các họa tiết trang trí?
  • Kích thước của chiếc bàn? (chiều cao, độ rộng của mặt bàn)
  • Các bộ phận của bàn? (chân bàn, mặt bàn, hộc tủ, ngăn bàn…)

- Miêu tả từng bộ phận của chiếc bàn:

  • Chân bàn (có hình gì, có đặc điểm ra sao, tác dụng là gì)
  • Mặt bàn (hình dáng, kích thước, được trải khăn hay kính)
  • Giá sách đi kèm theo bàn nếu có (có bao nhiêu ngăn, được dùng để làm gì)
  • Ngăn bàn (nằm ở đâu của bàn, có kích thước ra sao, tay kéo có đặc điểm gì, dùng để đựng cái gì)

- Hoạt động của em:

  • Học bài, đọc truyện, viết nhật kí… trên chiếc bàn
  • Sắp xếp đồ dùng học tập (sách vở, đèn học, cặp sách, gấu bông…) lên bàn
  • Cẩn thận lau chùi gọn gàng sau mỗi giờ học

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bàn

Mẫu: Mỗi lúc ngồi học trên chiếc bàn mới, em luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ, đạt thành tích tốt để không phụ lòng bố mẹ đã mua cho em một chiếc bàn tuyệt vời như thế này.

Dàn ý tả cái bàn học mẫu 5

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học em muốn miêu tả

  • Chiếc bàn đó do ai mua hoặc đóng cho em?
  • Nhân dịp gì? (năm học mới, bàn cũ bị hỏng, sinh nhật…)

b. Thân bài:

- Tả khái quát chiếc bàn học:

  • Bàn được làm chủ yếu từ chất liệu gì? (gỗ, gỗ ép, nhựa cứng, sắt…)
  • Bàn có màu sắc chủ đạo là gì? (nâu gỗ, vàng cam, nâu, trắng, hồng, xanh…)
  • Kích thước của mặt bàn? Độ cao của chân bàn?
  • Các bộ phận của bàn (mặt bàn, chân bàn, ngăn bàn, giá sách, chỗ để chân…)
  • Hoa văn, họa tiết trang trí của chiếc bàn (nếu có)

- Tả chi tiết chiếc bàn học:

  • Mặt bàn (màu sắc, hình dáng, có được bo tròn ở các góc không, có trải khăn hay đặt lên một tấm kính không…)
  • Chân bàn (to hay nhỏ, có chắc chắn không…)
  • Chỗ gác chân (cao hay thấp, hình dáng như thế nào…)
  • Các ngăn tủ là dạng kéo hay âm tường? Kích thước ra sao? Em dùng để đựng cái gì?
  • Em để những gì lên mặt bàn? Trang trí ra sao?
  • Em làm gì với chiếc bàn học của mình? Vệ sinh và giữ gìn nó ra sao?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bàn học

Dàn ý tả cái bàn học

Dàn ý tả cái bàn học mẫu 6

1. Mở bài:

  • Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà?
  • Bàn kê ở đâu?
  • Em dùng bàn vào thời gian nào?

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Bàn kiểu gì?
  • Làm bằng loại gỗ gì?
  • Còn mới hay cũ?
  • Kích thước chung (dài, rộng, cao...) thế nào?

- Tả từng bộ phận:

  • Mặt bàn: được làm bằng gì? Màu sắc? Độ bóng? Cách trang trí, hình dáng, kích thước?
  • Chân bàn: có mấy cái? Độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?...
  • Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?

3. Kết bài:

  • Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?

Dàn ý tả cái bàn học mẫu 7

1. Mở bài: Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em.

  • Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào?
  • Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?

2. Thân bài

- Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:

  • Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).
  • Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).
  • Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65 cm, ghế cao khoảng 40 cm).
  • Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.

- Công dụng của bàn: giúp em học tập.

3. Kết bài: Tình cảm của em đối với bàn

Mẫu: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.

Dàn ý tả cái bàn học mẫu 8

1. Mở bài:

  • Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà?
  • Bàn kê ở đâu?
  • Em dùng bàn vào thời gian nào?

2. Thân bài:

- Tả bao quát: Bàn kiểu gì? Làm bằng loại gỗ gì? Còn mới hay cũ? Kích thước chung (dài, rộng, cao...) thế nào?

- Tả từng bộ phận:

  • Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?
  • Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?...
  • Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?

3. Kết bài: Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?

Dàn ý tả cái bàn học mẫu 9

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về chiếc bàn:

  • Em được phân ngồi vào chiếc bàn đó từ khi nào?
  • Chiếc bàn nằm ở đâu trong lớp học?

2. Thân bài

- Miêu tả chung về chiếc bàn:

  • Chiếc bàn được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì? Trông mới hay cũ?
  • Chiếc bàn gồm những bộ phận nào (mặt bàn, ngăn bàn, móc treo cặp)?
  • Kích thước của cái bàn như thế nào? (dài, rộng, cao… - HS có thể ước chừng như sải tay, cổ tay)
  • Những dấu vết của người sử dụng trước đó (chữ viết, hình dán, vết xước…)

- Miêu tả chi tiết:

  • Mặt bàn: hình dáng, màu sắc, kích thước, vết sử dụng của bạn học cũ, công dụng…
  • Ngăn bàn: hình dáng, kích thước, công dụng…
  • Chỗ gác chân: hình dáng, chất liệu, công dụng…
  • Móc treo cặp: vị trí, chất liệu, công dụng…

- Những hoạt động của em trên chiếc bàn (học bài, đọc chuyện, vẽ tranh, nằm nghỉ…)

- Kỉ niệm của em đối với chiếc bàn

3. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc bàn
  • Những suy nghĩ, kì vọng cho tương lai cùng chiếc bàn

--------------------------------------------

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .

Đánh giá bài viết
1.063 95.403
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Trung Hiếu
    Trần Trung Hiếu

    hayyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy


    Thích Phản hồi 11/03/21
    • Gia Bảo Đào Lâm Roblox
      Gia Bảo Đào Lâm Roblox

      đúng rùi

      Thích Phản hồi 11/01/23
  • Gia Bảo Đào Lâm Roblox
    Gia Bảo Đào Lâm Roblox

    Siêu hay wow

    Thích Phản hồi 11/01/23

Văn mẫu lớp 4 Ngắn gọn (Sách mới)

Xem thêm