Lập dàn ý Tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về

Lập dàn ý hãy tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. Đây là tài liệu tập làm văn lớp 6 hay dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu này bao các dàn bài văn mẫu hay kết hợp với miêu tả, hi vọng sẽ giúp các em biết cách làm bài văn miêu tả, hoàn thành tốt bài tập làm văn số 5.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

Dàn ý Tả cây hoa đào hoặc cây hoa mai

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về loài cây mà em dự định miêu tả? (nó bắt nguồn từ đâu? có phải là loại cây đặc trưng của ngày tết hay không?)

b. Thân bài

  • Miêu tả các bộ phận của cây (thân, lá, hoa).
  • Thời gian hoa nở?
  • Loài hoa ấy tượng trưng cho điều gì trong ngày tết.
  • Nhà em có hay chơi loại hoa ấy vào ngày tết không? Hình ảnh của loài hoa ấy làm cho không khí tết có thêm hương vị như thế nào?

c. Kết bài

  • Mỗi khi nhìn loài hoa ấy nở cảm xúc của em như thế nào? Ấn tượng sâu sắc nhất mà loài hoa ấy để lại trong em là gì?

Lập dàn ý tả cây hoa đào ngày Tết

Dàn ý tả cây hoa đào ngày Tết - Mẫu 1

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây hoa đào mà em muốn tả.
  • Gợi ý: Mỗi năm, khi mùa xuân về, muôn vàn các loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm. Thế nhưng, trong một rừng hoa như vậy, em vẫn yêu nhất là hoa đào. Cứ mỗi khi Tết đến, giữa phòng khách nhà em luôn được đặt một chậu đào thật đẹp.

b. Thân bài

- Giới thiệu chung về cây đào:

  • Cây đào cao bao nhiêu? Được trồng trong chiếc chậu có hình dáng, màu sắc, họa tiết như thế nào?
  • Cây đào đó khoảng bao nhiêu tuổi rồi? Do nhà em trồng hay được cho, tặng, biếu?
  • Cây đào đó được đưa vào nhà em từ thời điểm nào? Và được đặt ở vị trí nào?
  • Khi cây đào được đưa vào thì mọi người trong nhà cảm thấy ra sao?

- Miêu tả cây đào:

  • Thân cây to khoảng bao nhiêu? Có sự thay đổi kích thước ở phần gốc so với phần ngọn không?
  • Vỏ của thân cây có màu gì? Khi chạm vào có cảm giác như thế nào?
  • Thân cây có được uốn, tạo dáng không hay đứng thẳng bình thường?
  • Các cành của cây đào có kích thước, độ dài như thế nào?
  • Lá đào vào thời điểm ra hoa ít hay nhiều? Có kích thước và màu sắc như thế nào?
  • Hoa đào có bao nhiêu cánh mỗi bông? Cánh hoa có kích thước như thế nào? Màu sắc ra sao? Nhị hoa có màu gì?
  • Hoa đào nở dày hay thưa? Nở thành từng chùm hay rời từng bông? Nở đồng loạt hay nở từng cụm một? - HS nên có sự so sánh với hoa mai.

- Hoạt động của gia đình em cùng cây đào:

  • Cả nhà trang trí cây đào bằng những đồ vật nào? Khi trang trí mọi người đã trò chuyện như thế nào? Có cảm xúc ra sao?
  • Sau khi trang trí xong, em có cảm giác như thế nào?

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây hoa đào ngày Tết
  • Ý nghĩa, giá trị tinh thần lớn lao của những cành đào ngày xuân

Dàn ý Tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về

Dàn ý tả cây hoa đào ngày Tết - Mẫu 2

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân, về cây hoa đào những dịp tết
  • Gợi ý: Khi cơn gió lạnh lẽo của mùa đông thưa dần, thay bằng những hạt mưa phùn lất phất trên chồi xanh của hoa đào mới nhú, ta chợt nhận ra: xuân sắp về. Và hoa đào, từ bao giờ đã trở thành sứ giả của mùa xuân!

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát

  • Cây đào phai được bố đến tận vườn hoa để chọn và đưa về trong ngày 24 tết, đặt trong chiếc chậu sứ màu trắng với những hoa văn đơn giản nhưng rất tinh tế.
  • Nhìn từ xa, cây đào như một cây nến khổng lồ với những búp hoa hồng như những búp nến tươi hồng đang đốt lửa trong lòng xuân và đất trời
  • Cây có thế quần tụ tạo bởi thân chính cao, các tán phụ bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn...
  • Dưới gốc cây được trang trí những chiếc cỏ giả, cùng với những phong bao lì xì, câu đối được treo trên cây khoác thêm cho cây đào một bộ áo trẻ trung và rực rỡ hơn

- Miêu tả chi tiết

  • Gốc đào xù xì, to bằng bắp tay con người
  • Thân cây màu nâu sẫm, sần sùi với một trục chính và các thân nhỏ tỏa ra từ đó. Bên ngoài màu nâu cằn cỗi kia là nhựa sống của mùa xuân đang chảy không ngừng.
  • Từ những cành đào lại tỏa ra vô vàn những cành nhỏ hơn, có khi chỉ như cây đũa hay cái tăm
  • Lá hoa đào xanh mơn mởn, giúp cho những chiếc cành không trở nên khẳng khiu, trơ trụi. Lá đào nhỏ, xung quanh viền lá là những chiếc răng cưa nhỏ.
  • Những chồi non nhỏ xíu lấm tấm trên màu nâu thẫm của cành đem đến một nguồn năng lượng mà sức sống mới, một khởi đầu đầy tươi mới.
  • Những cánh hoa hồng nhạt, mong manh còn e ấp nở dần từng cánh hoa để trông mắt nhìn ra thế giới tươi đẹp bên ngoài. Cánh này bao bọc cánh kia để che chở cho nhị hoa màu vàng tươi ở trong.
  • Bông này gọi bông kia, rồi trong một cành, trong một cây, những cánh hoa đua nhau khoe nở, cùng với màu xanh của lá, màu nâu của cây góp phần tô điểm cho bức tranh xuân tươi mới đầy sức sống.
  • Những cánh hoa hồng phai khi sắp tàn, những cánh hoa dần lìa cành, nhẹ nhàng rơi trên thềm nhà tạo nên một tấm thảm màu hồng thật đẹp.

- Ý nghĩ của hoa đào

  • Hoa đào mang màu hồng của sự tươi mới, ấm áp và màu xanh của những chồi non mơn mởn là đem lại sự ấm áp cho gia đình, xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông buốt giá, là biểu tượng của sự sống, của hi vọng về một khởi đầu tốt lành.
  • Cây hoa đào còn đi vào trong tiềm thức và tâm linh của con người. Theo truyền thuyết của Trung Quốc, hoa đào còn là loài cây giúp mọi người có thể xua đuổi ma quỷ.

c. Kết bài

  • Nêu suy ngẫm và cảm nghĩ bản thân.
  • Gợi ý: Cuộc sống ngày càng vội vã. Có thể bạn không kịp ngước lên trời để nhận ra những đàn én đưa thoi nhưng chỉ cần thấy cây đào, những nụ đào đang e ấp. Ta chợt nhận ra: Xuân đã về, mùa yêu thương đã tới.

Dàn ý tả cây hoa đào ngày Tết - Mẫu 3

a. Mở bài

  • Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
  • Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
  • Em thấy lòng mình náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

b. Thân bài

- Cây đào nhìn từ xa

  • Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
  • Cây to, gốc xù sì, cành tỏa rộng.
  • Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
  • Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.

- Cây đào nhìn cận cảnh

  • Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
  • Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
  • Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
  • Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
  • Nhuỵ hoa vàng tươi.
  • Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
  • Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

c. Kết bài

  • Em rất yêu cây đào trước ngõ.
  • Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
  • Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

Dàn ý tả cây hoa đào ngày Tết - Mẫu 4

a. Mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề: Có thể sử dụng thơ ca hoặc lời bài hát để dẫn dắt

"Xuân về có đủ thứ hoa
Nhưng mà nổi nhất vẫn là đào kia
Trải qua những nắng cùng mưa
Nở ra đỏ rực giữa trưa nắng vàng"

(Hoa đào - Nguyên Hữu)

  • Nêu đối tượng cần miêu tả: Cây đào phai do bố em trồng trước sân nhà, mỗi khi hoa đào nở, là dấu hiệu của Tết đến, xuân sang.

b. Thân bài

- Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây đào trông giống như một chiếc đèn khổng lồ

- Tả chi tiết:

  • Cây đào được trồng trong một cái chậu to màu đất nung.
  • Chiều cao của cây: Cao quá đầu người lớn
  • Thân cây nâu, mảnh khảnh
  • Cành to, cành nhỏ khẳng khiu trổ ra từ thân cây, vươn mình lên trời để hứng những giọt sương/ giọt nắng ban mai.
  • Trên cành cây, những chồi non li ti, xanh biếc đan xen những chiếc lá xanh mơn mởn đang vẫy vẫy trước gió
  • Hàng trăm nụ hoa đào nhỏ, chúm chím chưa muốn nở, mọc lấm tấm trên cành cây
  • Hoa nở bung màu phớt hồng, cánh hoa mỏng manh, mịn màng xếp so le nhau ôm lấy chiếc nhị vàng tươi
  • Ong bướm thi nhau múa lượn dập dìu quanh cây hoa đào mỗi sớm mai
  • Buổi sáng, những giọt sương long lanh còn vương trên cành lá, được ánh nắng mặt trời đầu tiên chiếu vào, lấp lánh như đính pha lê.
  • Buổi chiều, em cùng bố tưới nước, chăm sóc cây để cây nở nhiều hoa.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về cây đào trước sân.

Lập dàn ý tả cây hoa mai ngày Tết

Dàn ý tả cây hoa mai ngày Tết - Mẫu 1

a. Mở bài

  • Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa.

b. Thân bài

- Tả bao quát

  • Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)
  • Được trồng trong chậu hay ở vườn?

- Tả chi tiết từng bộ phận

  • Gốc mai, thân mai?
  • Cành mai xòe ra xung quanh như hình chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.
  • Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.
  • Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: Mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...
  • Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.
  • Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

c. Kết luận

  • Hoa mai là hoa ngày Tết; vẻ đẹp của nó quyến rũ tất cả mọi người.

Dàn ý Tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về

Dàn ý tả cây hoa mai ngày Tết - Mẫu 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung:

  • Cây mai của ai? ở đâu?
  • Được trồng từ bao giờ?

b. Thân bài:

- Tả cây mai:

  • Cảnh tuốt lá cho cây mai vào rằm tháng Chạp.
  • Sau khi tuốt lá, mai ra nụ, hoa nở lác đác.
  • Mấy ngày Tết, mai nở vàng rực...
  • Thấy cây mai đẹp, ai cũng ngợi khen.

c. Kết bài:

- Cảm nghĩ của em:

  • Cây mai gắn bó với người trồng.
  • Ngắm hoa mai trong ngày Tết, lòng người náo nức niềm vui.
  • Hoa mai tô đẹp thêm cho sắc xuân phương Nam.

Dàn ý tả cây hoa mai ngày Tết - Mẫu 3

a. Mở bài

  • Giới thiệu cây mai vàng trước ngõ nhà em

b. Thân bài

- Tả bao quát

  • Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)
  • Được trồng trong chậu hay ở vườn? Ai trồng

- Tả chi tiết từng bộ phận

  • Gốc mai, thân mai?
  • Cành mai xòe ra xung quanh thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.
  • Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.
  • Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: Mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...
  • Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.
  • Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

c. Kết luận

  • Hoa mai là hoa ngày Tết; nó thật là đẹp em rất yêu quý nó

Dàn ý tả cây hoa mai ngày Tết - Mẫu 4

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu cây mai, cây mai vào dịp Tết.
  • Gợi ý: Nếu đào là loài cây biểu tượng đặc trưng cho cái Tết sum vầy, hạnh phúc của người miền Bắc thì ở miền Nam, cây mai là loài hoa không thể thiếu trong những ngày mùa xuân. Vì thế dịp Tết vừa rồi, gia đình em cũng sắm một cây để trang trí nhà cửa, cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng.

b. Thân bài

- Miêu tả hình dáng cây hoa mai

  • Ba em trồng cây trong một chiếc chậu sứ màu trắng, đặt ở trong sân nhà. Còn mẹ và em thì treo những câu đối đỏ, những phong bao lì xì kèm theo lời chúc Tết, treo cả dây đèn nhấp nháy để trang trí cho cây.
  • Cây mai không cao, chỉ chừng hơn nửa mét nhưng thế đứng lại hiên ngang, vững chắc.
  • Gốc mai cằn cỗi, xù xì lớp vỏ, nổi cả lên trên mặt đất.
  • Thân cây với vỏ thô cứng, thường được những bác làm vườn uốn cong cách điệu, nhìn rất duyên dáng.
  • Lá mai thon dài, mép có hình răng cưa. Lúc lá non có màu xanh phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dài và đậm hơn.
  • Hoa mai nở thành từng chùm, màu vàng tinh khiết như ánh nắng ban mai, có cuống dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo.
  • Mỗi nụ hoa mai thường có năm cánh, bao quanh nhị vàng tươi.
  • Hoa mai mỏng manh đến vậy được nâng đỡ bởi đài hoa xanh xanh màu ngọc bích, là biểu tượng cho vẻ đẹp trang nhã, thanh khiết.
  • Vẻ đẹp của cây mai như gọi mời ong bướm từ phương xa đến để chiêm ngưỡng. Tiếng chim ríu rít, bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh như ngợi ca vẻ đẹp tuyệt vời của cây.

- Ý nghĩa

  • Hoa mai được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân vì trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn.
  • Hoa mai là nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương.
  • Cây mai có thân thẳng tượng trưng cho sự bất khuất và ý trí kiên cường, được xem là vật tượng trưng cho khí chất, phẩm cách cao thượng là liêm khiết của người quân tử.
  • Màu vàng của hoa mai mang lại thịnh vượng và là màu của đại cát trong phong thủy trong năm mới.
  • Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

c. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về cây mai nói riêng và cây mai ngày Tết nói chung.
  • Gợi ý: Đến rồi đi, nở rồi tàn theo năm tháng. Nhưng cây mai đã sống trọn kiếp đời cây, ban phát vẻ đẹp cho trần thế, gọi mùa xuân đến vui cùng. Cây mai đã trở thành biểu tượng của mùa xuân, của vẻ đẹp cao khiết, của tâm hồn người Việt Nam bình dị và chan chứa yêu thương.

Dàn ý tả cây hoa mai ngày Tết - Mẫu 5

a. Mở bài: Giới thiệu về loài hoa mai

  • Hoa mai là loài hoa đặc biệt đối với người miền Trung và miền Nam, dịp Tết đến xuân về hoa mai mang ý nghĩa niềm vui, sự đoàn tụ và may mắn trong năm mới.

b. Thân bài:

- Nguồn gốc của hoa mai

  • Hoa mai nguồn gốc từ hoa dại trong rừng, sau này được người dân mang về làm cảnh.

- Cấu tạo của hoa mai:

  • Hoa mai có thân gỗ, thân cây phân thành nhiều nhánh, khẳng khiu.
  • Lá mai có màu xanh, nhỏ.
  • Hoa mai thường có 5 cánh, hoa có màu vàng rực rỡ.
  • Hoa nở từng chùm, cuống dài.

- Phân loại:

  • Hoa mai có nhiều loại khác nhau:
  • Mai tứ quý: hoa nở quanh năm. Khi cánh hoa rụng chỉ còn hạt nhỏ màu đen.
  • Mai trắng: Hoa có màu trắng như tên gọiMai chiếu thủy: loài hoa khi nở có hoa nhỏ, lá nhỏ.

- Hướng dẫn chăm sóc hoa mai

  • Hoa mai thích ánh sáng. Có thể trồng trong phòng khách, sân vườn hoặc sân thượng.
  • Khi trồng cây mai nên quan tâm đến thoát nước, vì cây mai không chịu úng. Nên thường xuyên cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ cho mai vàng.
  • Thời tiết nóng nên tưới nước thường xuyên tạo độ ẩm cho cây.
  • Vào tháng 12 âm lịch người trồng phải lặt lá để cây nở hoa đúng dịp Tết.
  • Để hoa mai nở đúng dịp Tết cần kinh nghiệm của người trồng.

- Ý nghĩa hoa mai trong dịp Tết

  • Hoa mai vàng tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy và may mắn trong năm mới.
  • Có vị trí quan trọng trong văn hóa và tinh thần của người Việt.

c. Kết bài:

  • Hoa mai là biểu tượng cao quý trong ngày Tết của người miền Nam, dịp Tết nhà nào cũng có cây mai để cầu chúc năm mới may mắn, an khang thịnh vượng.

----------------------------------------------------------

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Ngoài dàn ý tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo bài viết số 5 lớp 6 khác:

Đánh giá bài viết
469 64.700
Sắp xếp theo

Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

Xem thêm