Lập dàn ý Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp

Lập dàn ý lớp 6: Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp bao gồm các dàn ý chi tiết giúp các em học sinh củng cố kỹ năng cách làm bài và kể chuyện tưởng tưởng. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề bài: Trong nhà em có 3 phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp và xe ô tô. Chúng cãi nhau so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy được cuộc tranh cãi đó và dàn xếp như thế nào

Dàn ý Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp lớp 6 - Bài tham khảo 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu về 3 phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ô tô); (có thể) kết hợp giới thiệu ngôi kể( hoàn cảnh xảy ra)

2. Thân bài:

- Ích lợi của xe đạp và khuyết điểm

- Ích lợi của xe máy và khuyết điểm.

- Ích lợi của xe ô tô và khuyết điểm

- Sự xuất hiện của em và lời khuyên.

3. Kết bài: Có thể rút ra bài học cho chính bản thân

Dàn ý Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp - Bài tham khảo 2

Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp

1. Mở bài: Tình huống; nhân vật, sự việc (xe đạp, xe máy, ô tô - tranh cãi, so bì...)

2. Thân bài: Kể lại diễn biến cuộc tranh cãi, so bì của các phương tiện:

Ô tô: Giọng kể cả, nói về tiện tích của mình; Chê xe máy, chạy chậm,...

Xe máy: Cao giọng chê lại ô tô và đề cao vai trò của mình.

- Xe đạp: Giọng nhẹ nhàng, tự nhận mình không hiện đại song rất tiện ích và không gây ô nhiễm môi trường.

3. Kết bài: Nêu ý nghĩa, lời khuyên về cách sống

>> Tham khảo chi tiết bài văn mẫu: Tưởng tượng và kể lại cuộc tranh cãi giữa ba phương tiên giao thông: ôtô, xe máy, xe đạp

Dàn ý Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp Ngữ văn 6 - Bài tham khảo 3

I. Mở bài

*Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

- Nhà em có các phương tiện đi lại cho từng người như xe hơi, xe máy, xe đạp.

- Chủ nhật, cả nhà em được nghỉ

- Em tình cờ nghe thấy ô tô, xe máy, xe đạp tranh cãi với nhau ai hơn ai kém.

II. Thân bài

*Diễn biến cuộc tranh luận

- Anh ô tô nói: Về hình thức, ô tô đã hơn hẳn rồi: bệ vệ, sang trọng. Ông chủ mỗi khi đi đâu đều nhẹ nhàng, thảnh thơi, mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu. Cho nên ông chủ quý ô tô nhất là phải thôi.

- Chị xe máy không chịu thua: Nhưng hỏi anh ô tô, ngoài những lúc đưa ông chủ đến sở làm hoặc đi công tác, ôt ô còn được dùng vào việc gì nữa nào? Còn tôi được việc hơn nhiều! Sáng sáng đưa bà chủ đi dạy học. Rồi đi chợ, đi chơi, đi thăm người thân… lúc nào cũng cận kề bên bà chủ. Tiện lợi biết bao! Tôi thấy mình có ích nhất nhà.

- Xe đạp giờ mới lên tiếng: tuy nhỏ bé nhưng xe đạp rất có ích. Ngày ngày cùng anh Huy tới trường, tới câu lạc bộ. Thỉnh thoảng giúp anh ấy đi picnic với bạn bè ở trong hay ngoài thành phố. Dẫu có kẹt xe kẹt cầu, xe đạp vẫn luồn lách được, chứ cứ như anh ôt ô với chị xe máy thì đành chịu chết. Xe đạp lại chỉ miệt mài làm chứ không ăn uống tốn kém gì. Trong khi đó hai người phải uống no xăng mới chạy được. Lại còn xả khói gây ô nhiễm môi trường nữa chứ?

- Ô tô và xe máy nghe xe đạp nói vậy không bằng lòng. Cuộc tranh luận vẫn còn tiếp diễn.

III. Kết bài

*Kết thúc cuộc tranh luận

- Em phân tích mặt mạnh, mặt yếu của cả ba phương tiện.

- Khẳng định phương tiện nào cũng có ích cho con người.

Tham khảo dàn ý Kể chuyện tưởng tượng

Đánh giá bài viết
120 13.242
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm