Lập dàn ý Kể lại câu chuyện Bánh chưng bánh giầy lớp 6

Lập dàn ý Kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy

Lập dàn ý: Kể lại câu chuyện Bánh chưng bánh giầy lớp 6 bao gồm các dàn ý chi tiết giúp các em học sinh củng cố kỹ năng cách làm bài văn kể chuyện cổ tích, truyền thuyết, trau dồi vốn từ chuẩn bị cho bài viết văn đạt hiệu quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Dàn ý kể lại truyện bánh chưng bánh giầy

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Đời Hùng vương thứ sáu ở nước ta.

- Vua Hùng chọn người kế vị.

- Lang Liêu được trao ngôi báu.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện:

+ Ý định của vua Hùng:

- Muốn truyền ngôi cho một người con có đức, có tài.

- Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng. (Mở cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và Tiên vương.)

+ Cuộc thi làm cỗ:

- Các lang (con trai vua) đua nhau làm cỗ thật to, thật ngon...

- Lang Liêu được thần báo mộng, làm ra hai thứ bánh bằng gạo nếp dâng lên vua cha.

- Hùng Vương chọn hai thứ bánh đó để tế Trời Đất cùng Tiên vương và đặt tên là bánh chưng, bánh giầy.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Lang Liêu được vua cha trao cho ngôi báu.

- Tục ngày Tết người Việt thường làm bánh chưng, bánh giầy để cúng xuất hiện từ đó.

Dàn ý kể lại truyện bánh chưng bánh giầy bằng lời của Lang Liêu lớp 6

I. Mở bài:

- Giới thiệu nguyên nhân của việc làm bánh:

+ Năm đó cha ta là vua Hùng Vương muốn truyền ngôi nhưng Người có nhiều con trai, ai cũng tài giỏi nên không biết truyền ngôi cho ai.

+ Ai làm vừa ý cha thì sẽ được truyền ngôi.

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh của Lang Liêu:

- Ta là con thứ 18 của cha ta.

- Mẹ ta trước kia bị vua ghẻ lạnh, ốm mà chết.

=> Ta sống thiệt thòi hơn các anh, không có gì ngoài khoai lúa nên rất lo lắng sẽ không làm hài lòng vua cha.

2. Phương thức làm bánh.

- Giấc mộng của Lang Liêu: Ta nằm mơ thấy thần xuất hiện trong giấc mộng hướng dẫn cách làm bánh:

+ Những nguyên liệu để làm bánh

+ Cách làm bánh chưng, bánh giầy.

+ Ý nghĩa của 2 loại bánh: Bánh trưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời.

- Ngày lễ Tiên vương:

- Các hoàng tử khác mang toàn sơn hào, hải vị đến lễ.

- Ta mang 2 thứ bánh đó dâng vua cha.

=> Được Vua cha truyền ngôi.

III. Kết bài:

Từ đó nông nghiệp được quan tâm, phát triển. Đặc biệt bánh chưng, bánh giầy là thứ không thể thiếu trong hương vị Tết cổ truyền cuả nhân dân ta.

>> Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng, bánh dày

Dàn ý kể lại truyện bánh chưng bánh giầy bằng lời của em văn lớp 6

I. Mở bài Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.

II. Thân bài

1. Vua Hùng Vương bày cuộc thi.

- Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

- Vua truyền gọi các con.

+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.

+ Người nối vua phải nối chí vua.

+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

3. Lang Liêu làm cỗ

- Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.

- Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.

- Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hìn tròn.

3. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

- Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.

- Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.

- Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.

- Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

III. Kết luận

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:

- Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.

>> Tham khảo chi tiết bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy" bằng lời kể của em

Đánh giá bài viết
117 13.989
Sắp xếp theo

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm