Lịch sử lớp 6 bài 16: Ôn tập chương I và II

Bài 16: Ôn tập chương I và II

Lịch sử lớp 6 bài 16: Ôn tập chương I và II. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Dấu tích những người đầu tiên trên đất nước ta xuất hiện cách đây bao lâu? Được tìm thấy ở đâu?

Trả lời:

- Cách đây hàng chục vạn năm đã có người Việt cổ sinh sống

- Dấu tích hoá thạch của Người tối cổ được tìm thấy ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)

- Ở núi Đọ (Thanh Hoá) tìm thấy nhiều công cụ bằng đá của người nguyên thủy cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm.

- Ở hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) tìm thấy chiếc răng và mảnh xương trán của Người tinh khôn.

2. Em hãy lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ Việt Nam?

Giai đoạn

Thời gian

Địa điểm

Công cụ lao động

Người tối cổ

Hàng chục vạn năm

Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)

Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

Người tinh khôn

3 - 2 vạn năm

Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang

Bằng đá cuội, được ghè đẽo ở rìa tạo thành lưỡi sắc

Người Hoà Bình - Bắc Sơn

12.000 - 4000 năm

Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang

Công cụ đá được cải tiến (mài), có thêm công cụ xương, sừng, đồ gốm

Người Phùng Nguyên - Hoa Lộc

4000 - 3500 năm

- Phùng Nguyên (Phú Thọ)

- Hoa Lộc (Thanh Hoá), Lung Leng (Kon Tum)

Công cụ bằng đá, gốm, được mài nhẵn, công cụ bằng đồng xuất hiện

Trả lời:

3. Nêu những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

Trả lời:

- Vùng cư trú: Cách đây khoảng 4000 năm các bộ lạc Việt cổ đã sống định cư thành các xóm làng ở vùng gò đồi trung du, đồng bằng châu thổ các sông lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ, cư dân ngày càng đông, quan hệ ngày càng mở rộng.

- Cơ sở kinh tế: Họ sống bằng nghề nông nguyên thuỷ (trồng trọt và chăn nuôi)

Nông nghiệp trồng lúa nước trở thành ngành kinh tế chính; hàng năm người dân phải lo trị thuỷ, bảo vệ mùa màng

Nghề luyện kim phát triển cao, con người làm được các công cụ cần thiết cho sản xuất như lưỡi cày, lưỡi cuốc, rìu, vũ khí (giáo, dao, mũi tên và nhiều sản phẩm khác như trống đồng, đồ trang sức.

- Các quan hệ xã hội: Hình thành sự phân biệt giàu nghèo, nhu cầu hợp tác trong sản xuất, nhu cầu bảo vệ an ninh, chống ngoại xâm

Như vậy, 15 bộ lạc sinh sống ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần phải liên kết với nhau để trị thuỷ, chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng và chống giặc ngoại xâm đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang

4. Nêu những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc?

Trả lời:

Thời Văn Lang - Âu Lạc có nhiều công trình văn hoá nhưng tiêu biểu nhất là Trống đồng và Thành Cổ Loa

- Trống Đồng Đông Sơn là hiện vật tiêu biểu nhất thể hiện sự phát triển của kĩ thuật đúc đồng thời Văn Lang - Âu Lạc. Trống đồng vừa là nhạc cụ quan trọng nhất trong các ngày lễ hội, vừa là vật thể hiện qua các hình hoa văn. Nhìn vào đó ta có thể thấy được nền văn hoá vật chất và tinh thần của thời kì đó.

- Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc đồ sộ, thể hiện tài năng, sức sáng tạo của người Âu Lạc, vừa có giá trị lịch sử (kinh đô, khu quân sự) vừa có giá trị văn hoá to lớn.

5. Em hãy điền những sự kiện chính vào bảng dưới đây cho phù hợp với thời gian dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thời kì đầu dựng nước và giữ nước?

Trả lời:

Thời kì đầu dựng nước và giữ nước

Những sự kiện chính

VII TCN

Nhà nước Văn Lang ra đời

218 TCN

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của người Tây Âu và Lạc Việt

207 TCN

Thục Phán lập nước Âu Lạc. Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc thắng lợi

179 TCN

Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương thất bại

6. Những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

Trả lời:

* Giống nhau:

- Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao

- Giúp vua cai trị là các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Lạc Tướng đứng đầu các bộ; Bồ Chính đứng đầu các chiềng, chạ

* Khác nhau:

- Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Bạch Hạc (Phú Thọ) ngày nay.

- Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Cổ Loa huyện Đông Anh - Hà Nội

- Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đôm trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn.

- Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là "nỏ thần"

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lịch sử lớp 6 bài 16: Ôn tập chương I và II. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
51 5.123
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 6 Kết nối

    Xem thêm