Lịch sử ra đời ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Sự ra đời của ngày ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Ngày 18/11 hằng năm được chọn làm ngày hội đại đoàn kết dân tộc. Trong bài viết này VnDoc xin được chia sẻ với các bạn lịch sử ra đời của ngày hội đại đoàn kết dân tộc và ý nghĩa của ngày đại đoàn kết dân tộc để các bạn cùng tham khảo.

Lịch sử hình thành ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn luôn được bảo tồn và phát triển. Có được điều đó là do việc xây dựng và phát huy sức mạnh tự thân của dân tộc được coi trọng, đặc biệt là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành dòng chủ lưu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành một truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Đối với mỗi người dân Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa đã trở thành một tình cảm tự nhiên:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở lý luận là những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin về đại đoàn kết: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sang tạo ra lịch sử. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của Cách mạng. Người đã nêu ra những luận điểm có tính chân lý:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Sự đa dạng phong phú của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình giao thoa bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Từ ngàn đời nay, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, việc tổ chức các ngày lễ hội đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các cộng đồng khu dân cư. Các hình thức lễ hội được tổ chức để ăn mừng chiến thắng, mừng mùa màng bội thu, để tưởng nhớ đến các vị anh hung đã có công trong đánh đuổi giặc ngoại xâm, trong khai hoang lập làng; để cầu việc làm ăn gặp nhiều may mắn; để lưu giữ những phong tục, tập quán.

Sự nghiệp đổi mới ngày nay đã đặt ra yêu cầu mới cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, sự ra đời của “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” là một trong những đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình củng cố và mở rộng về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải có sự vận dụng sang tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của từng vùng, miền, từ điều kiện tự nhiên đến truyền thống văn hóa. Để thực hiện được điều đó phải hướng công tác Mặt trận về cơ sở, về từng khu dân cư, từng gia đình, tạo tiền đề cho việc xây dựng mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kết từ mỗi gia đình, mỗi khu dân cư đến mối xã, phường, huyện, tỉnh. Đó là cơ sở cốt yếu để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó. Để phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, năm 1986, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định lấy ngày 18/11/1930, ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày Mặt trận thống nhất. Từ đó đến nay, hàng năm, đến ngày 18/11, Mặt trận các cấp đã đề ra chương trình, nội dung mới và các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đồng thời tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa ở khu dân cư”. Đến nay, việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư đã trở thành sinh hoạt xã hội rộng rãi ở từng cộng đồng dân cư trong cả nước nói chung..

Ý nghĩa của ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Theo thông lệ, ngày 18-11 đồng loạt các khu dân cư (KDC) sẽ tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa tại các KDC. Sau một năm, người dân tại các cộng đồng dân cư lại có dịp cùng nhau ngồi lại chia sẻ những câu chuyện xóm làng, cùng đánh giá lại những kết quả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh tại địa phương.

Biểu dương các tập thể, gia đình, cá nhân, những tấm gương tiêu biểu có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước, thực hiện cuộc vận động và tổ chức các hoạt động thiết thực góp phần xây dựng cộng đồng dân cư ngày càng đoàn kết, vững mạnh, đồng thời chia sẻ với các hộ gia đình còn khó khăn.. .

Có thể thấy, trong thời gian qua, Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở KDC trên địa bàn tỉnh đã thực sự trở thành ngày hội của các cộng đồng dân cư với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang đặc trưng của từng KDC. Với các KDC tại các vùng đô thị, điểm đặc trưng trong ngày hội là việc tổ chức các hoạt động thi nấu ăn, văn nghệ, còn tại các KDC tại các vùng nông thôn thì gắn liền với các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian. Đồng thời, qua từng năm, các hoạt động giao lưu trong các ngày hội cũng được các địa phương cố gắng đổi mới cả về hình thức, nội dung, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Đây cũng là dịp để các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ được trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cùng sinh hoạt với nhân dân, qua đó thắt chặt mối quan hệ với nhân dân; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đánh giá bài viết
4 4.517
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm