Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật tóm tắt lý thuyết cần nhớ về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó vận dụng vào việc thực hành, làm bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo.

Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vừa được VnDoc.com sưu tập và gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp gồm có khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật đó là ngôn ngữ dùng trong các tác phẩm văn chương. Các loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật. Các đặc trưng trong các văn bản nghệ thuật. Đi kèm với lý thuyết còn có các bài tập vận dụng. Qua đó các bạn có thể luyện tập tốt hơn về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Ngôn ngữ nghệ thuật: là ngôn ngữ được dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được hiệu quả nghệ thuật - thẩm mĩ.

Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật bao gồm:

  • Ngôn ngữ tự sự (trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, phóng sự…)
  • Ngôn ngữ trong thơ (trong ca dao, vè, thơ…)
  • Ngôn ngữ sân khấu (trong kịch, chèo, tuồng…)

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật mang 3 đặc trưng:

1- Tính hình tượng: Ngôn ngữ nghệ thuật không trực tiếp thể hiện tư tưởng, tình cảm, mà thể hiện thông qua hình ảnh hoặc hình tượng ở ngôn ngữ

VD câu ca dao:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Câu ca dao nêu ở trên: thể hiện cái đẹp trong lao động thông qua hình tượng “múc ánh trăng vàng”. Nhờ hình tượng mà ngôn ngữ nghệ thuật thường có tính đa nghĩa, hàm súc.

2- Tính truyền cảm:

Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của tác giả mà còn khơi gợi ở người đọc, người nghe những cảm xúc thẩm mĩ.

VD: VD câu ca dao trên gợi ở người nghe những rung động trước vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong lao động sản xuất nông nghiệp.

3- Tính cá thể hoá:

Ngôn ngữ nghệ thuật tạo được vẻ riêng của nhân vật, của tác giả, của từng sự vật, hiện tượng không trùng lặp.

VD: Câu ca dao trên đã chọn được một hình ảnh độc đáo “múc ánh trăng vàng” để nói lên vẻ đẹp trong lao động

Luyện tập:

1- Bài tập 1:

Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua bài thơ sau:

Quả sấu non trên cao

Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn cành cong
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên ánh nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đầy ngào ngạt
Thoáng như một nghi ngờ
Trái đã liền có thật

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào

Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột.

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu.

Chao! Cái quả sấu non
Chưa ăn mà đã giòn
Nó lớn như trời vậy
Và sẽ thành ngọt ngon.

(Xuân Diệu)

Gợi ý bài tập:

Bài thơ thể hiện những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua những phương diện sau:

  • Về chức năng:
    • Bài thơ làm nhiệm vụ cung cấp hiểu biết về quả sấu, tuy rằng vẫn có ít nhiều thông tin về quả sấu: vị trí, quá trình phát triển, màu sắc, độ chua giòn.
    • Chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: từ hình tượng quả sấu để nói về sự sống, về quá trình hình thành, phát triển, bảo vệ sự sống nói chung và con người nói riêng.
  • Hình tượng trung tâm: là hình tượng quả sấu non. Đó là hình tượng cụ thể, sinh động nhưng qua đó nói lên nhiều ý nghĩa khái quát sâu xa. Tính hình tượng có quan hệ mật thiết với tính hàm súc.
  • Hình tượng quả sấu non được tạo nên bởi những chi tiết cụ thể, sinh động: hình dáng, vị trí, màu sắc, mùi vị… Những điều đó cũng bộc lộ tính cá thể không lẫn với hình tượng khác.
  • Bài thơ tràn đầy cảm xúc thẩm mĩ: nâng niu quí trọng cái đẹp dù nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ.

2- Bài tập 2:

So sánh 2 văn bản sau về các phương diện:

  • Nội dung thông tin về cây xấu hổ: Văn bản nào có nhiều nội dung, tri thức cụ thể về cây xấu hổ?
  • Nội dung biểu cảm: Văn bản nào biểu cảm mhững cảm xúc, tình cảm về cây xấu hổ và cả cảm xúc của cây xấu hổ?
  • Hình tượng cây xấu hổ ở văn bản nào sinh động hơn, mang cá tính rõ nét, có ý nghĩa cao xa hơn?
  • Từ đó xác định phong cách ngôn ngữ của 2 văn bản?

a- “Cây xấu hổ … Cây nhỏ mọc hoang, thân có gai, lá kép lông chim khép lại khi đụng đến, hoa màu đỏ tía”.

b- Cây xấu hổ

Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ

Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

Tất cả lộ nguyên hình trần trụi

Cây xấu hổ với màu xanh bối rối

Tự giấu mình trong lá kép lim dim.

Chiến sĩ đi qua đây, ai cũng bước rất êm

Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ

Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá

Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào.

Người đi qua rồi bóng dáng cứ theo sau

Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm

Cây đã hé những mắt tròn chúm chím

Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo.

Phút lạ lùng trời đất trong veo

Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ

Nhiều dáng điệu thoảng qua trong trí nhớ

Rất thân quen mà chẳng gọi lên lời.

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

Cây hiện lên như một niềm ấp ủ

Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ

Ướp vào trong trang sổ của mình

Và chuyện này chỉ có cây biết với anh.

(Anh Ngọc)

Gợi ý:

Hai văn bản cùng có một đề tài về câu xấu hổ. Nhưng khác nhau về chức năng và những đặc trưng cơ bản:

  • Văn bản a là văn bản khoa học – một mục trong từ điển tiếng Việt.
    • Nó có chức năng chủ yếu là thông qua việc giải thích nghĩa của từ mà cung cấp thông tin về loại cây xấu hổ:
    • Kích thước, tính chất, đặc điểm về thân, về lá, về hoa. Nó không quan tâm đến mặt thẩm mĩ cũng như sắc thái cảm xúc.
    • Nó thông tin trực tiếp mà không qua hình tượng nào khác.
  • Văn bản b:
    • Ngoài việc đề cập một số thông tin về cây xấu hổ (nơi sống, đặc điểm nổi bật về lá) thì quan trọng là thực hiện chức nawmg thẩm mĩ: nói lên cái đẹp giản dị, ngộ nghĩnh, vui tươi của cuộc sống, bất chấp hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
    • Hình tượng trung tâm là hình tượng cây xấu hổ, đó là hình tượng của sự sống, của con người vui tươi, hồn nhiên, yêu đời, chất chứa một cảm xúc tinh tế, dí dỏm.
    • Đó cũng là hình tượng mang tính cụ thể và tính cá thể, không thể lẫn lộn với hình tượng khác.
    • Bài thơ để lại một ấn tượng khó quên đó là hình tượng cây xấu hổ.

Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã có thể nắm được khái niệm về phong cách ngôn ngữ, các loại phong cách ngôn ngữ và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thể luyện tập được tốt hơn về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 ...

Đánh giá bài viết
6 16.429
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm