Lý thuyết ARN

Lý thuyết Sinh học 9

Lý thuyết ADN tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học lớp 9, là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô cùng các em trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 9: PHÂN TỬ

ARN

A. Lý thuyết

I. ARN

1. Cấu trúc:

a. Cấu trúc hóa học

- ARN (axit ribônuclêic) là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P

- ARN là phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của ARN là các Nuclêôtit thuộc các loại A, U, G, X. Từ 4 loại đơn phân này tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ARN.

b. Cấu trúc không gian

- ARN trong tế bào được phân thành 3 loại chủ yếu là: mARN (ARN mang thông tin), tARN (ARN vận chuyển) và rARN (ARN tạo ribôxôm)

- Khác với ADN, ARN chỉ có cấu trúc gồm 1 mạch đơn, để tồn tại bền vững trong không gian, các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể kết hợp với nhau để tạo thành cấu trúc bền vững hơn.

2. Quá trình tổng hợp ARN (Quá trình phiên mã/sao mã)

- Thời gian, địa điểm: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian đang ở dạng sợi mảnh.

- Nguyên tắc: Quá trình tổng hợp ARN dựa theo NTBS, trong đó A trên mạch gốc liên kết với U, T trên mạch gốc liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.

* Quá trình tổng hợp:

Bước 1. Khởi đầu:

Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

- Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN:

Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và các nuclêôtit trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:

A gốc - U môi trường

T gốc - A môi trường

G gốc – X môi trường

X gốc – G môi trường

- Bước 3. Kết thúc:

Khi enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử ARN: được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.

* Kết quả, ý nghĩa:

- Từ gen ban đầu tạo ra ARN tham gia quá trình tổng hợp prôtêin ngoài nhân tế bào

B. CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG

1. Số ribônuclêôtit cần sử dụng trong quá trình phiên mã:

rN = \frac{N}{2}

2. Liên hệ giữa chiều dài và số ribônuclêôtit:

rN = \frac{L}{3,4}

3. Khối lượng của ARN: M = rN x 300 đvC

4. Số liên kết hoá trị giữa các ribônuclêôtit: P = rN – 1.

Chuyên đề Phân tử Sinh học 9

Ngoài việc hỗ trợ tổng hợp lý thuyết Sinh học 9, VnDoc còn mang đến cho các bạn hệ thống các bài tập chuyên đề Sinh học 9 đầy đủ và chi tiết nhất có kèm đáp án, bên cạnh đó học sinh cũng có thể tham khảo thêm các nội dung khác như: Giải bài tập Sinh 9, Giải Vở BT Sinh Học 9, ..... trong chương trình học lớp 9.

Đánh giá bài viết
1 954
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Sinh học 9

    Xem thêm