Lý thuyết Địa lí 7 bài 19 Kết nối tri thức

Lý thuyết Địa lí lớp 7 bài 19: Châu Nam Cực tóm tắt phần lý thuyết cơ bản được học trong bài 19 Địa lí 7 Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn chi tiết, dễ hiểu giúp các em học tốt môn Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực

- Lục địa Nam Cực được hai nhà hàng hải người Nga là Bê-linh-hao-den và La-da-rép phát hiện ra vào năm 1820.

- Nhà thám hiểm người Na Uy là Boóc-rơ-grê-vim đã đặt chân tới lục địa Nam Cực vào năm 1900

- Người đầu tiên tới được điểm cực Nam của Trái Đất vào ngày 14/12/1911 là nhà thám hiểm A-mun-sen người Na Uy.

+ Vệc nghiên cứu châu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện từ năm 1957.

+ Có khoảng 1 000 – 5 000 người thuộc nhiều quốc gia luân phiên tới sinh sống và làm việc tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp châu lục mỗi năm.

2. Vị trí địa lí

- Vị trí của châu Nam Cực:

+ Phần lớn diện tích lục địa nằm trong phạm vi của vùng cực Nam.

+ Nam Cực được bao bọc bởi ba đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí tới khí hậu của châu Nam Cực:

Mùa đông đêm địa cực kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dà do nằm ở vùng cực, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Vì vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.

3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Đặc điểm tự nhiên

- Đặc điểm địa hình:

+ Bởi lớp băng dày trung bình trên 1 720 m bao phủ 98% bề mặt châu lục và độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m nên châu Nam Cực được coi là một cao nguyên băng khổng lồ.

+ Bề mặt châu Nam Cực khá bằng phẳng.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Khí hậu ở châu Nam Cực lạnh và khô nhất thế giới.

+ Nhiệt độ cao nhất ở châu Nam Cực từng được ghi nhận là 0°C.

+ Hàng năm lượng mưa, tuyết rơi ở châu Nam Cực rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều khi vào sâu trong lục địa.

+ Châu Nam Cực là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Đặc điểm sinh vật: sinh vật sức nghèo nàn do khí hậu Nam Cực khắc nhiệt.

+ Toàn bộ lục địa Nam Cực gần như là một hoang mạc lạnh, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y, ngoài ra hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống.

+ Do khí hậu vùng biển ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn trên lục địa, nên giới động vật ở vùng biển phong phú hơn, nổi bật là cá voi xanh.

b) Tài nguyên thiên nhiên

Châu Nam Cực có các tài nguyên thiên nhiên sau:

- Nam Cực chứa khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái Đất. Đây là nơi dự trữ nhiều nước ngọt nhất trên thế giới.

- Các loại khoáng sản ở Nam Cực là: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

- Do có tính nhạy cảm cao, thiên nhiên châu Nam Cực dễ thay đổi khi có biến đổi khí hậu.

- Theo tính toán của các nhà khoa học, đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng 0,5°C, lượng mưa cũng tăng lên mực nước biển sẽ dâng thêm 0,05 - 0,32 m.

- Nhiều hệ sinh thái sẽ mất đi nhưng lại xuất hiện các đồng cỏ ở vùng ven biển. Lớp băng phù ở vùng trung tâm sẽ dày thêm do có nước mưa cung cấp.

.......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Địa lí lớp 7 bài 19: Châu Nam Cực. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm bắt bài học nhanh chóng dễ dàng, đồng thời yêu thích môn Địa lí 7 hơn.

Để tham khảo thêm các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Địa 7 KNTT trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết môn Địa lí lớp 7 theo từng bài, giúp các em củng cố kiến thức được học, từ đó học tốt môn Địa lí 7 hơn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Giải Địa 7 Kết nối tri thứcTrắc nghiệm Địa lí 7 KNTT để học tốt môn Địa lí hơn.

Đánh giá bài viết
24 6.717
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm