Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi được VnDoc sưu tầm và đăng tải sẽ tóm tắt phần nội dung chính của bài học, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết và trắc nghiệm của bài. Sau đây mời thầy cô và các em học sinh tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Địa lý bài 26

1. Vị trí địa lí

- Diện tích: hơn 30 triệu km2.

- Vị trí:

+ Từ vĩ tuyến 37020’B - 34052’N

+ Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.

- Hình dạng lãnh thổ:

+ Được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ.

+ Đường bờ biển ít bị chia cắt; ít vịnh biển, bán đảo, đảo.

2. Địa hình và khoáng sản

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 26

Hình 26.1 - Lược đồ tự nhiên Châu Phi.

* Địa hình:

- Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.

- Các dạng địa hình:

+ Chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.

+ Ít núi cao và đồng bằng thấp.

+ Phía đông có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.

- Hướng nghiêng: Đông Nam-Tây Bắc.

* Khoáng sản đa dạng, phong phú:

- Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì,…

- Phân bố: Ven biển Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 26

Câu 1: Châu Phi là châu lục lớn thứ

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích là 30 triệu km2 và đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Chọn: C.

Câu 2: Châu Phi có khí hậu nóng do

A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.

B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.

C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.

Châu Phi là châu lục có đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, có đường xích đạo chạy qua giữa cùng với diện tích lãnh thổ rộng lớn nên châu Phi có khí hậu khô và nóng.

Chọn: B.

Câu 3: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là

A. Ít bán đảo và đảo.

B. Ít vịnh biển.

C. Ít bị chia cắt.

D. Có nhiều bán đảo lớn.

Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

Chọn: D.

Câu 4: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là

A. Bồn địa và sơn nguyên.

B. Sơn nguyên và núi cao.

C. Núi cao và đồng bằng.

D. Đồng bằng và bồn địa.

Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khủng lồ, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Châu Phi rất ít núi cao và đồng bằng.

Chọn: A.

Câu 5: Hai bán đảo lớn nhất của châu Phi là

A. Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

B. Ma-đa-ga-xca và Trung Ấn.

C. Xô-ma-li và Xca-đi-na-vi.

D. Xca-đi-na-vi và Ban-Căng.

Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất ở châu Phi là Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.

Chọn: A.

Câu 6: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất

A. Pa-na-ma

B. Xuy-e

C. Man-sơ

D. Xô-ma-li

Châu Phi nối liền với châu Á bới eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê qua eo đất này, thông với Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Chọn: B.

Câu 7: Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu

A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.

B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga.

C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium.

D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt.

Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu là: Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát. Ngoài ra còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

Chọn: A.

Câu 8: Sông dài nhất châu Phi là

A. Nin.

B. Ni-giê.

C. Dăm-be-di.

D. Công-gô.

Sông Nin là con sông dài nhất thế giới (6 695km), tiếp đến là sông A-ma-dôn, sông Von-ga,…

Chọn: A.

Câu 9: Kim cương tập trung chủ yếu ở

A. Bắc Phi

B. Trung Phi

C. Nam Phi

D. Khắp châu Phi

Kim cương ở châu Phi phân bố (tập trung) chủ yếu ở Nam Phi.

Chọn: C.

Câu 10: Vàng tập trung chủ yếu ở

A. Bắc Phi

B. Trung Phi

C. Nam Phi

D. Khắp châu Phi

Vàng ở châu Phi phân bố (tập trung) ở Nam và Trung Phi nhưng tập trung chủ yếu ở Trung Phi.

Chọn: B.

Câu 11: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 sau

A. Châu Á và châu Âu.

B. Châu Á và châu Mĩ.

C. Châu Âu và châu Mĩ.

D. Châu Mĩ và châu Nam Cực.

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích là 30 triệu km2 và đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Câu 12: Bao bọc châu Phi là các đại dương và biển

A. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.

B. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.

C. Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.

D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đen, Biển Đỏ.

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Bao bọc châu Phi là các đại dương và biển: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Câu 13: Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu nào?

A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.

B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga.

C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium.

D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt.

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu là: Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát. Ngoài ra còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt. Tất cả các mỏ khoáng sản tập trung chủ yếu ở Nam Phi và dọc ven biển Địa Trung Hải của Bắc Phi.

Câu 14: Rừng lá kim chủ yếu tập trung ở phía Bắc châu Phi là do

A. Có khí hậu lạnh.

B. Có nhiều sông ngòi với mạng lưới dày đặc.

C. Vùng quy hoạch trồng rừng lá kim.

D. Thích nghi tốt với khí hậu khô hạn của các hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Rừng lá kim phân bố ở phía Bắc và một ít ở phía Nam châu Phi nhưng chủ yếu là ở rìa phía Bắc là do khu vực này có khí hậu lạnh và thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây lá kim.

Câu 15: Tại sao châu Phi có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn nhất thế giới, đặc biệt là ở Bắc Phi?

1. Có vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.

2. Có các dòng biển lạnh chạy sát ven bờ.

3. Có nhiều dòng biển nóng chạy ven bờ.

4. Chịu ảnh hưởng của các khối khí nội địa từ châu Á thổi sang.

5. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió (gió mùa, tín phong, tây ôn đới,…). Có mấy bao nhiêu ý đúng với câu hỏi trên:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Nguyên nhân chủ yếu khiến châu Phi là châu lục có nhiều hoang mạc vá bán hoang mạc rộng lớn nhất thế giới, đặc biệt là phần lãnh thổ phía Bắc với hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới là do:

- Thứ nhất châu Phi nằm trong khu vực nội chí tuyến, phần lãnh thổ phía Bắc có đường chí tuyến Bắc gần như chạy qua lãnh thổ nên nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn trong năm.

- Thứ 2, sát ven bờ phía Tây và Tây Bắc ở phần lãnh thổ phía Bắc là dòng biển lạnh chạy sát ven bờ không gây mưa cho lục địa.

- Thứ 3 là hàng năm châu Phi chịu ảnh hưởng của các khối khí từ châu Á thổi sang với tính chất khô và nóng.

Câu 16: Nguyên nhân làm cho hoang mạc Xahara lan ra sát biển là

A. Nằm trên đường chí tuyến

B. Ít mưa

C. Có dòng biển lạnh đi qua.

D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Châu Phi có nguồn tài nguyên nào giàu có?

A. Nhiều đồng bằng

B. Nhiều sông lớn

C. Nhiều khoáng sản

D. Nhiều tôm cá.

Câu 18: Châu Phi là châu lục có nhiều

A. Núi cao và đồng bằng thấp

B. Rất ít núi cao và đồng bằng thấp

C. Núi trung bình và đồng bằng thấp

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 19: Châu Phi có nhiều tài nguyên khoáng sản chủ yếu

A. Kim cương, vàng

B. Dầu mỏ, khí đốt

C. Uranium

D. Tất cả đều đúng

Với nội dung bài Thiên nhiên châu Phi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về vị trí địa lý, các địa hình và khoáng sản ở châu Phi...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lí 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 7, Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
23 9.324
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm